Chocoland
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


♫ Wish a lucky star will fall upon you, ...and make your wishes come true ♫
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập









Forum chuyển tới http://chocolandno1.co.cc/ or http://chocoland.byethost6.com/


Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:31 pm
Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc

1.Đời sống gia
đình:


Trong xã hội truyền thống Hàn Quốc, một gia đình điển hình
thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ sống dưới một mái nhà. Ở thời
đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao và một gia đình lớn, đông thành viên thường
được xem như có nhiều phúc lộc, nên mọi nhà thường mong có nhiều con cháu. Nhưng
tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng trong những năm 1960-1970 ở Hàn
Quốc đã kéo theo xu hướng khống chế tỉ lệ sinh, và số con trung bình của mỗi gia
đình giảm mạnh, và chỉ còn từ một đến hai con trong những năm 1980.

Do
chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột
trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải
quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc
đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo
sự công bằng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế.
Quá trình công nghiệp
hóa đất nước cũng đã khiến cho đời sống gia đình của người Hàn Quốc trở nên sôi
nổi hơn và phức tạp hơn. Những đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn tách khỏi đại gia
đình và bắt đầu cuộc sống riêng. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều là những gia
đình hạt nhân với trung tâm là hai vợ chồng.

trong gia đình, tâm lý trọng
nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến
tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản
luật liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa con trai và
con gái về quyền thừa kế.

Quá trình công nghiệp hóa đất nước cũng đã
khiến cho đời sống gia đình của người Hàn Quốc trở nên sôi nổi hơn và phức tạp
hơn. Những đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn tách khỏi đại gia đình và bắt đầu cuộc
sống riêng. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều là những gia đình hạt nhân với
trung tâm là hai vợ chồng.
2.Mỹ thuật:
Biểu tượng
được biết đến từ xa xa của điêu khắc Hàn Quốc là nghệ thuật chạm khắc đá trên
những vách đá ở hai bên bờ sông Bangudae tại Ulsan . Ở các miền khác của đất
nước, người ta đã khai quật được những bức tượng nhỏ bằng đất sét, xương và đá
của người và động vật. Tại những làng mạc của Thời kỳ đồ đá mới, các đồ gốm hình
lỗ tổ ong là hình thức nghệ thuật chủ yếu của thời kỳ này. Với sự xuất hiện của
nông nghiệp, những kiểu dáng cong đã thay thế loại hình tổ ong.

Biểu
tượng được biết đến từ xa xa của điêu khắc Hàn Quốc là nghệ thuật chạm khắc đá
trên những vách đá ở hai bên bờ sông Bangudae tại Ulsan . Ở các miền khác của
đất nước, người ta đã khai quật được những bức tượng nhỏ bằng đất sét, xương và
đá của người và động vật. Tại những làng mạc của Thời kỳ đồ đá mới, các đồ gốm
hình lỗ tổ ong là hình thức nghệ thuật chủ yếu của thời kỳ này. Với sự xuất hiện
của nông nghiệp, những kiểu dáng cong đã thay thế loại hình tổ ong.

Người
ta đã tìm thấy trên khắp đất nước Hàn Quốc một ít mẫu vật từ thời tiền sử. Căn
cứ vào hình dáng trừu tượng của những mẫu vật này, người ta cho là chúng được
tạo ra vì mục đích tôn giáo. Rất nhiều sản phẩm bằng đồng đa được sản xuất,
nhưng truyền thống của Thời kỳ đồ đá mới vẫn kéo dài và nghệ thuật của thời kỳ
này tiếp tục gắn liền với tôn giáo.

Trong suốt thời kỳ Ba vương quốc, khi
một trật tự xã hội kiểu mới đang được hình thành, nghệ thuật của Hàn Quốc mang
tính đơn giản và khỏe khoắn. Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo đã làm phong
phú hơn về nội dung lẫn kỹ thuật của nghệ thuật thời kỳ bấy giờ. Cả ba vương
quốc đều nhiệt tình ủng hộ tôn giáo và các sản phẩm điêu khắc các thời kỳ
Goguryeo (37 tr.CN - 668 s.CN), Baekje (18 tr.CN - 660 s.CN) và Silla (57 tr.CN-
935 s.CN) đều mang các hình ảnh đức Phật.

Những tác phẩm hàng đầu gồm có
tượng Tathagata Buddha trong tư thế đứng được mạ đồng và tượng Maitreya cũng
được mạ đồng trong tư thế nửa ngồi, cả hai đều đang nở những nụ cười hiền từ.
Các tượng Baekje, trong đó có tượng Phật bằng đá trên một vách đá tại Seosan,
thể hiện những đường nét và nụ cười thanh nhã trên khuôn mặt những yếu tố điển
hình của nghệ thuật thời kỳ Baekje. Mặc dù nghệ thuật của thời Silla thống nhất
cho thấy những kỹ thuật mang tính hiện thực, nó vẫn tìm kiếm sự hài hòa xã hội
và chính trị. Trong giai đoạn này, nghệ thuật thủ công kim loại đã tạo nên một
trạng thái tinh tế. Từ những ngôi mộ lớn của tầng lớp quý tộc Silla, các nhà
khảo cổ đã khám phá ra những bộ sưu tập phong phú những đồ trang sức bằng vàng
của vua và hoàng hậu, trong đó có vương miện, vòng đeo tai, vòng cổ và thắt
lưng.

Những đường nét khắc trổ dài, hẹp, đều nét và sự phối hợp hài hòa
đã làm tăng vẻ đẹp chiếc vương miện được trang điểm bằng hình cây thẳng đứng.
Những đồ trang kim bằng vàng và những hạt ngọc bích hình dấu phẩy gắn bằng những
dây kim loại nhỏ được dùng để trang hoàng những dây tòn ten. Những chiếc khuyên
tai được chạm vàng bạc một cách tinh tế và có dạng hột.

Các nghệ nhân
thời kỳ Silla cũng nổi trội trong việc sản xuất những chiếc chuông chùa. Những
chiếc chuông đồng nổi tiếng do thiết kế thanh nhã, âm thanh vang xa và kích cỡ
to lớn.

Chiếc chuông thiêng cuối thế kỷ thứ 8 của vua Seongdeok, hay còn
được nhiều người biết đến như Emille, là chuông lớn nhất trong số các chuông
chùa còn tồn tại hiện nay ở Hàn Quốc. Chuông được trang trí với những phần chạm
khắc tinh xảo hình hoa sen, hoa, ngọn lửa và các thiên nữ.

Người ta có
thể đánh giá một cách tốt nhất nghệ thuật của thời kỳ Goryeo (918-1392) bằng các
đồ sứ men ngọc bích với màu sắc rất đẹp, đặc biệt màu xanh ngọc bích, với hàng
loạt các sản phẩm khác nhau, trong đó có bình, lọ rượu, đĩa, tách, lư hương và
những lọ hoa với những trang trí tinh tế được khắc, đắp nổi hoặc dát. Những tác
phẩm men ngọc bích này được sản xuất trong thế kỷ 12 và 13 với mục đích rõ ràng
là trưng bày chứ không phải sử dụng. Có thể nói đồ gồm men ngọc bích này thể
hiện khát vọng về một thế giới tâm linh vượt lên trên khỏi cuộc sống trần
tục.

Các kỹ thuật của đồ gồm men ngọc bích này được truyền sang Goryeo từ
đời Tống của Trung Quốc (960-1279), nhưng những ảnh hưởng của Trung Quốc đã hầu
như mất đi vào nửa đầu của thế kỷ 12 khi người Hàn Quốc phát huy mạnh mẽ tinh
thần sáng tạo của mình. Kỹ thuật dát, được các thợ gốm sáng tạo nên, bao gồm
việc chạm các hình trang trí vào đất sét rồi đổ khuôn với nước áo tráng ngoài
màu trắng hay đen.

Phần nước áo tráng thừa được cạo bỏ trước khi cho vào
nung. Những trang trí này, được thực hiện một cách đơn giản và có chừng mực ở
giai đoạn đầu (của nghề gốm), tạo nên một vẻ đẹp tinh tế và cao quý cho những lọ
gốm men ngọc bích. Đến cuối thế kỷ 13, các thợ gốm đã sử dụng quá mức cách trang
trí này và sự khéo léo vì thế đã giảm đi.

Sau thời kỳ xâm lược của Mông
Cổ, những kiểu mẫu dát trở nên thô kệch. Kỹ thuật làm gốm men ngọc bích đã biến
mất vào thế kỷ 14, những nghệ sĩ thời nay đã phục hồi lại. Ngày nay, có rất
nhiều người đã cống hiến cả cuộc đời và sức lực của họ nhằm phục hồi cheongja -
gốm màu xanh ngọc bích của Goryeo. Gốm ngọc bích tiêu biểu cho thời kỳ Goryeo
cũng như gốm trắng đối với thời kỳ Joseon. Các nghệ sĩ gốm của thời kỳ Joseon
thoạt đầu sáng tạo ra buncheong, một loại đồ đá màu xám với nước áo màu trắng và
nước men màu xanh xám, nhưng cùng với thời gian, họ cũng đã phát triển loại này
thành loại sứ trắng.

Ảnh hưởng xã hội bao trùm của thời kỳ Joseon là đạo
Khổng. Sự thay đổi từ thời đại Goryeo với phong thái ung dung của tầng lớp quý
tộc sang lý tưởng xã hội mang tính chất thực dụng của đạo Khổng đã được phản ánh
vào nghệ thuật gốm của thời kỳ này.

Người ta chọn gốm trắng để thể hiện
những đường nét giản dị trên những hình dáng cong của đồ gốm Goryeo. Trong suốt
thời kỳ Joseon, chính phủ điều khiển các lò gốm và sản xuất ra gốm trắng cùng
với gốm men ngọc bích xanh dát các hình trang trí.

Gốm trắng với lớp nền
tráng men màu xanh thường được trang trí bằng các kiểu mẫu của Sagunja (bốn loại
cây tượng trưng cho tiết hạnh được ưa chuộng vì là biểu tượng của nghệ thuật
truyền thống), ngoài ra có hoa mận, phong lan, hoa cúc, cây tre và hoa sen, các
kiểu dáng kỳ lạ và cỏ thu. Các nghệ nhân gốm ngày nay đang tích cực nghiên cứu
và phục hồi đồ gốm thời kỳ Joseon.

Người ta có thể nhìn thấy những nỗ lực
của các nghệ nhân gốm phục hồi nghệ thuật này những ngày đã qua ở Incheon, một
thành phố nhỏ cách Seoul một giờ ô tô.

Kiểu mẫu kiến trúc của Hàn Quốc có
thể chia ra làm hai phong cách chính căn cứ vào cấu trúc. Đối với kiến trúc được
dùng trong các cung đình và điện thờ, các kiến trúc sư Hàn Quốc cổ dùng hệ thống
công xon, còn nhà ở của những người dân thường lợp mái rạ và ondol - sàn được
sưởi nóng. Tầng lớp thượng lưu thường xây nhà lớn, mái lợp ngói có những nét
cong uyển chuyển và nổi bật với những mái chìa hơi cao hơn một chút.

Thời
kỳ này, các kiến trúc sư bận tâm với việc làm thế nào để hài hoà giữa kết cấu
của công trình với quang cảnh tự nhiên xung quanh. Trong số các kiểu dáng kiến
trúc cổ đại, cấu trúc Muryangsujeon (Sảnh của cuộc sống vĩnh hằng) bằng gỗ của
thời Goryeo vẫn còn ở đền Buseoksa thuộc khu vực Yeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do.
Người ta cho là sảnh này được xây dựng ở thế kỷ 13.

Kiến trúc phương Tây
du nhập vào Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 khi các kiến trúc sư và kỹ sư người nước
ngoài xây nhà thờ và văn phòng cho các tòa công sứ nước ngoài.

Từ những
năm 1960, trong công cuộc công nghiệp hóa và thành thị hóa Hàn Quốc, Chính phủ
đã đẩy mạnh việc quy hoạch phát triển do đó một số các tòa nhà cổ, đẹp đã bị phá
dỡ để thay bằng những công trình kiến trúc mới.

Người ta đã thảo luận
nhiều về vấn đề này trong những năm gần đây khi ý niệm đã được khẳng định giá
trị qua thời gian về những tòa nhà hòa hợp với thiên nhiên đang được phục
hồi.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:32 pm
3.Văn học:
Văn học Hàn Quốc được chia theo
thứ tự thời gian thành thời kỳ văn học cổ điển và văn học hiện đại. Văn học cổ
điển của Hàn Quốc phát triển trên bối cảnh tín ngưỡng dân gian của người Hàn
Quốc, nó cũng chịu ảnh hưởng của đạo Lão, đạo Khổng và Phật giáo. Trong số các
đạo này, đạo Phật có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là ảnh hưởng lớn của đạo
Khổng trong thời kỳ Joseon.

Mặt khác, văn học hiện đại của Hàn Quốc phát
triển từ những mối giao lưu với văn hóa phương Tây, tiếp theo quá trình hiện đại
hóa. Không chỉ có tư tưởng của Thiên chúa giáo mà nhiều khuynh hướng và ảnh
hưởng nghệ thuật khác nhau đã được du nhập từ phương Tây. Sau khi "Một nền giáo
dục mới" và "Phong trào ngôn ngữ và văn học quốc gia" phát triển, hệ thống chữ
viết Trung Quốc, tiêu biểu theo truyền thống cho nền văn hóa của giai cấp thống
trị đã mất đi chức năng văn hóa - xã hội mà nó vẫn có từ trước.

Thơ ca
Hyangga của thời kỳ Silla là dấu hiệu sự khởi đầu của một thể thơ độc đáo của
văn học Hàn Quốc. Hyangga được ghi chép bằng chữ hyangchal, trong đó chữ Hàn
được viết bằng các "âm" (eum) và "nghĩa" (hun) của Hán tự. Mười bốn bài thơ theo
phong cách hyangga của thời kỳ Silla đã được lưu giữ trong Samgungnyusa (Tam
quốc lưu sử).

Đặc điểm của văn học thời kỳ Goryeo là sử dụng ngày càng
nhiều Hán tự; Hyangga biến mất và Goryeogayo (các bài ca của thời kỳ Goryeo)
xuất hiện và được lưu truyền như một phong cách văn học truyền miệng tới thời kỳ
Joseon.

Việc sáng tạo bảng chữ cái tiếng Hàn - hangeul vào đầu thời kỳ
Joseon là một bước ngoặt lớn trong lịch sử văn học Hàn Quốc. Akjang (bản dàn bè
nhạc) được viết bằng chữ Hàn, chẳng hạn tập Yongbieocheonga (Những bài hát về
những con rồng bay qua thiên Đường).

Sijo (những điệu hát hiện hành) tiêu
biểu cho thơ ca thời kỳ Joseon. Thể thơ này được hình thành vào cuối thời kỳ
Goryeo, nhưng nó phát triển mạnh dưới hệ tư tưởng chủ đạo mới của thời Joseon
thành bài ca Đạo tân Khổng. Là một thể khác của thơ ca thời kỳ Joseon, gasa được
xếp hạng thích đáng vào phạm trù thơ, nhưng nội dung của nó không giới hạn trong
sự thể hiện tình cảm cá nhân. Nó thường chứa đựng những lời răn bảo về đạo
đức.

Cùng với thời gian, bảng chữ cái tiếng Hàn, Hangeul, được sử dụng
rộng rãi trong xã hội Hàn Quốc và góp phần chủ yếu vào sự lớn mạnh và phát triển
của việc nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc.

Văn học hiện đại Hàn
Quốc hình thành trên bối cảnh của một xã hội phong kiến suy tàn thời kỳ Joseon
và sự du nhập của những ý tưởng mới mẻ từ phương Tây.

Là một trong những
phong cách của văn học hiện đại Hàn Quốc, changga (loại hình bài ca mới) và
sinchesi (phong cách thơ ca mới) được công nhận là một trong những phong cách
thơ mới.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:32 pm
4.Hội hoạ:
Hội họa Hàn Quốc biểu hiện sức mạnh sáng tạo và
khiếu thẩm mỹ của người dân Hàn Quốc.

Hội họa Hàn Quốc đã có những bước
phát triển vững chãi trong suốt một thời kỳ lịch sử dài từ thời Ba vương quốc
(57 tr.CN - 668 s.CN) cho tới thời hiện đại.

Những tác phẩm hội họa nổi
tiếng nhất của thời Ba vương quốc là những bức tranh tường trong những ngôi mộ
cổ của thời kỳ Goguryeo được vẽ trên bốn bức tường và trên trần của những phòng
an táng. Hội họa của thời kỳ Goguryeo sống động và nhịp nhàng, còn hội họa thời
kỳ Silla trầm tư và tỉ mỉ. Nghệ thuật của thời kỳ Silla hưng thịnh sau khi Ba
vương quốc thống nhất vào thế kỷ thứ 7.

Vào thời kỳ Goryeo (918 - 1392),
hội họa phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, kế thừa truyền thống nghệ
thuật của thời kỳ Silla thống nhất và đánh dấu thế kỷ vàng son của hội họa.
Những nghệ sĩ của thế kỷ đã xây dựng nên những bức tranh tường trong các đền và
các bức tranh cuốn của Phật giáo, đánh dấu thời kỳ Phật giáo hưng thịnh tại Hàn
Quốc.

Trong thời kỳ Joseon, các họa sĩ chuyên nghiệp thường sáng tác
những tranh phong cảnh theo yêu cầu của các gia đình quý tộc. Vào cuối thế kỷ
18, các họa sĩ bắt đầu chuyển đề tài sang cuộc sống của con người, có lẽ do ảnh
hưởng của phong trào Silhak (Học thuyết thực hành) sau khi các nhà truyền giáo
của đạo Thiên chúa truyền bá khoa học và kỹ thuật châu Âu vào Hàn Quốc. Hội họa
với những chủ đề thế tục đã tạo nên một xu hướng mới được biết đến như "tranh
thế tục".

Kim Hong-do đã phủ lên những bức sơn dầu của mình những quang
cảnh từ cuộc sống hàng ngày của tầng lớp quý tộc, nông dân, nghệ sĩ và những
người buôn bán. Bằng miêu tả tỉ mỉ mà hài hước các chủ đề đã thể hiện bản sắc
dân tộc của Hàn Quốc. Những bức tranh của những nghệ sĩ vô danh, mặc dù kém tinh
vi về bút pháp so với các học giả nghệ sĩ của đạo Khổng nhưng đề cập nhiều hơn
về cuộc sống thường nhật của những người dân thường, những khát vọng và những
ước mơ của họ. Những bức tranh này có màu sắc sinh động và thoát khỏi những sự
ràng buộc thông thường.

Sau khi Nhật thôn tính Hàn Quốc bằng vũ lực năm
1910, những phong cách truyền thống của hội họa dần dần bị phong cách tranh sơn
dầu của phương Tây làm lu mờ - phong cách này được đưa vào trong suốt thời kỳ
Nhật chiếm đóng và sau đó đã trở nên thịnh hành. Sau khi Hàn Quốc được giải
phóng khỏi ách thống trị của Nhật năm 1945, một số nghệ sĩ kiệt xuất đã hồi sinh
truyền thống hội họa Hàn Quốc. Đồng thời nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc được đào tạo ở
châu Âu và Hoa Kỳ đã giúp cho quê hương của họ tiến kịp với những xu hướng hiện
đại của thế giới bên ngoài.

Vào những năm 1950, một tổ chức của Chính
phủ, trung tâm Triển lãm Quốc gia Hàn Quốc đã đóng một vai trò chủ đạo trong
bước tiến của nghệ thuật Hàn Quốc. Trung tâm này có một không khí kinh viện và
thiên về việc chọn những tác phẩm hiện thực. Những nghệ sĩ trẻ phát huy tính
sáng tạo trong những tác phẩm của mình, do đó đã đi tìm một nền nghệ thuật phù
hợp với thời đại mới. Từ cuối thập niên 60, hội họa hiện đại Hàn Quốc đã bắt đầu
chuyển hướng sang tính trừu tượng hình học. Các nghệ sĩ khác quan tâm sâu sắc về
các chủ đề truyền đạt sự thống nhất bẩm sinh giữa người và thiên
nhiên.

Hội họa Hàn Quốc những năm 1980 thể hiện chủ yếu những phản ứng
đối với chủ nghĩa tân thời của những năm 1970. Trong thời kỳ này, các nghệ sĩ
nhận thức sâu sắc rằng nghệ thuật phải truyền đi bức thông điệp về các vấn đề xã
hội. Từ đó nảy sinh sự quan tâm đối với các vấn đề của chủ nghĩa tân thời và chủ
nghĩa hậu tân thời.

Năm 1995, Hội quốc tế Gwangju Biennale được tổ chức.
Sự kiện này đã tạo cơ hội cho các nghệ sĩ Hàn Quốc hiện đại được gặp gỡ những
nhân vật hàng đầu của thế giới nghệ thuật quốc tế. Nghệ thuật video của Paik
Nam-june là một trong những cuộc trưng bày nổi bật nhất.

Hàn Quốc ngày
nay, hội họa mang phong cách truyền thống và phương Tây đều được giảng dạy và
được các nghệ sĩ theo đuổi, do đó đã tạo ra những cộng đồng mỹ thuật nhiều phong
cách nhất trên thế giới. Nhiều nghệ sĩ hội họa Hàn Quốc đang sáng tạo tại New
York , Paris và các trung tâm khác của nghệ thuật đương đại.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:32 pm
5.Âm nhạc và Múa:
Âm nhạc và múa là những phương tiện phục
vụ thờ cúng tôn giáo và truyền thống này đã được giữ gìn trong suốt thời kỳ Ba
vương quốc.

Hơn 30 nhạc cụ được sử dụng trong suốt thời kỳ Ba vương quốc,
và đặc biệt là hyeonhakgeum (đàn tam thập lục sáo đen) do Wang San-ak của thời
kỳ Goryeo tạo ra bằng cách thay đổi đàn tam thập lục bảy dây của Trung Hoa thời
kỳ nhà Tấn. Một nhạc cụ nổi tiếng nữa là gayageum (đàn tam thập lục của thời kỳ
Gaya), được sử dụng dưới triều Gaya (42 - 562) và được Ureuk truyền tới thời
Silla. Ngày nay ở Hàn Quốc người ta vẫn chơi loại đàn gayageum 12 dây
này.

Goryeo kế tục nghệ thuật âm nhạc truyền thống của thời kỳ Silla
trong những năm đầu, sau đó đã phát triển những phong cách phong phú. Có ba
phong cách trong âm nhạc Hàn Quốc vào thời kỳ Goryeo: Dangak, một loại nhạc của
thời Đường Trung Quốc, hyangak hay nhạc làng quê và aak hay nhạc cung đình.
Triều đại Joseon đã kế thừa một số thể loại nhạc của thời kỳ Goryeo sử dụng
trong các nghi lễ ngày nay, đặc biệt các loại nhạc có liên quan đến việc thờ
cúng tổ tiên.

Cũng như trong âm nhạc, ở đầu thời kỳ Goryeo người ta ưa
thích truyền thống múa của thời Ba vương quốc, nhưng sau đó đã thêm nhiều biến
thể của nhạc cung đình và nhạc tôn giáo từ triều đại nhà Tống của Trung
Quốc.

Trong triều đại Joseon, âm nhạc được tôn vinh như một yếu tố quan
trọng của lễ nghi và các buổi lễ. Vào đầu thời kỳ của triều đại này, hai viện
phụ trách những vấn đề về âm nhạc đã được thành lập và đã có những nỗ lực soạn
lời cho nhạc.

Kết quả là năm 1493 người ta đã soạn ra một bộ quy tắc âm
nhạc được gọi là Akhakgwe-beom. Cuốn sách này đã phân loại nhạc chơi tại cung
đình thành ba loại: nhạc tế lễ, nhạc Trung Hoa và nhạc bản xứ. Đặc biệt dưới
triều vua Sejongs, người ta đã phát triển nhiều loại nhạc cụ mới. Ngoài nhạc
cung đình, các truyền thống cũ của nhạc thế tục như dangak và hyangak vẫn tiếp
tục.

Múa dân gian, trong đó có múa nông dân, múa pháp sư và múa tu sĩ, đã
trở nên phổ biến trong những năm sau của thời kỳ Joseon, cùng với múa mặt nạ
được biết đến như sandaenori và múa rối.

Múa mặt nạ, kết hợp múa với lời
hát và kể chuyện, trong đó có yếu tố pháp sư và do đó đã thu hút tầng lớp thường
dân. Những buổi trình diễn thường được nổi bật bằng những đoạn trào phúng chế
giễu giới quý tộc, điều này đã làm khán giả thường dân thích thú rất
nhiều.

Cũng như phong cách múa truyền thống, Đạo Khổng và Đạo Phật có ảnh
hưởng đáng kể. Đạo Khổng thường có ảnh hưởng chi phối, trong khi đạo Phật cho
thấy một thái độ bao dung thể hiện trong các điệu múa cung đình đẹp mắt cũng như
trong các điệu múa pháp sư cầu siêu cho người chết.

Một lượng lớn các
điệu múa truyền thống đã bị mai một trong thời kỳ thống trị của thực dân Nhật,
cũng như sự công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng ở Hàn Quốc trong những năm
1960 và 1970. Vào những năm 1980, người ta mới bắt đầu nghĩ đến việc phục hồi
những điệu múa đã bị quên lãng từ lâu này. Trong số 56 điệu múa cung đình, ngày
nay người ta chỉ biết đến một vài điệu.

Trong số những điệu múa này có ba
điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) thời kỳ Silla, Hakchum (Múa hạc) thời kỳ Goryeo và
Chunaengjeon (Điệu múa chim sơn ca mùa xuân) thời kỳ Joseon.

Tất cả những
điệu múa này đều được chính phủ xếp vào loại “Di sản văn hóa phi vật thể” vì sự
bất diệt của nó, còn các nhà trình diễn chuyên nghiệp được ban danh hiệu: “Tài
sản văn hóa con người”, danh dự cao nhất được trao tặng cho những nghệ nhân bậc
thầy của nghệ thuật và thủ công truyền thống.

Múa hiện đại của Hàn Quốc
được phát triển rộng rãi với những người tiên phong như Jo Taek-won và Choe
Seung-hui - những nghệ sĩ đã hoạt động tích cực trong thời kỳ chiếm đóng của
thực dân Nhật. Sau ngày giải phóng, Công ty Ba lê của Hàn Quốc đã được thành lập
năm 1950 và trở thành tổ chức đầu tiên đưa lên sân khấu những buổi biểu diễn ba
lê và múa hiện đại.

Lần đầu tiên người ta nghe thấy nhạc phương Tây ở Hàn
Quốc khi một tập thánh ca Cơ đốc được đưa vào năm 1893 và bắt đầu được giảng dạy
tại các trường năm 1904. Changga, một loại hình bài hát mới hát theo các giai
điệu của phương tây, đã phát triển trên khắp đất nước.

Cả nước trải qua
những thay đổi mạnh mẽ khi buộc phải mở cửa đối với phương Tây và trải qua thời
kỳ thống trị kéo dài của thực dân Nhật, người ta hát changga để nâng cao lòng
yêu nước, tinh thần độc lập, một nền giáo dục và văn hóa mới. Năm 1919, Hong
Nanpa sáng tác Bongseonhwa (Cây bóng nước) theo kiểu mẫu phong cách
changga.

Sau khi đất nước được giải phóng năm 1945, dàn nhạc theo phong
cách phương Tây đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập với tên gọi Hội Dàn nhạc
yêu nhạc Hàn Quốc. Ngày nay, có tới gần 50 nhà hát tại Seoul và các
tỉnh.

Hiện nay ngày càng có nhiều nhạc sĩ Hàn Quốc biểu diễn tại nước
ngoài; họ được khán giả hoan nghênh và nhận được nhiều giải thưởng trong các
cuộc thi quốc tế có uy tín. Trong số các nghệ sĩ nổi tiếng nhất có nhà chỉ huy
dàn nhạc kiêm nghệ sĩ piano Chung Trio, nghệ sĩ piano Chung Myung-whun, nghệ sĩ
vi-ô-lông-xen Chung Myung-wha và nghệ sĩ vi-ô-lông Chung Kyung-wha.

Trong
số các ca sĩ, các giọng nữ cao Jo Su-mi, Shin Young-ok và Hong Hye-gyong đã tạo
nên một sự hiện diện đầy ấn tượng trong cộng đồng âm nhạc quốc tế. Họ đã đóng
các vai chính trong các chương trình của Nhà hát nhạc kịch New York và trên một
số sân khấu có tiếng khác, ngoài ra còn tham gia làm các album của các hãng âm
nhạc nổi tiếng trên thế giới.

Tháng 8-1997, vở "Nữ hoàng cuối cùng", một
vở nhạc kịch miêu tả những năm cuối của nền quân chủ Hàn Quốc và nữ hoàng
Myeongseong cuối cùng, đã được trình diễn tại New York và được báo chí Mỹ ca
ngợi rộng rãi. Vở nhạc kịch - một thiên anh hùng ca - là một cơ hội quý báu để
giới thiệu lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc với người Mỹ, đặc biệt những người Mỹ
gốc Hàn.

Để gìn giữ và phát triển hơn nữa nghệ thuật âm nhạc và nghệ
thuật biểu diễn truyền thống của Hàn Quốc, Trung tâm Quốc gia Nghệ thuật Biểu
diễn Truyền thống của Hàn Quốc được thành lập năm 1951. Năm 1993, Chính phủ
thành lập Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc dạy các ngành nghệ thuật
theo hạng quốc tế và bồi dưỡng nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trường đại học gồm sáu
viện: Nhạc, Kịch, Múa, Nghệ thuật Nghe-Nhìn, Phim & Đa truyền thông, và Nghệ
thuật Truyền thống Hàn Quốc. Viện Âm nhạc và viện Múa nằm ở Seocho-dong, trong
khi các viện khác nằm tại Seokgwan-dong.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:33 pm
6.Kich và Phim:
Kịch của Hàn Quốc bắt nguồn từ những lễ nghi tôn giáo thời
tiền sử, trong khi đó nhạc và múa đóng vai trò khăng khít trong các buổi biểu
diễn sân khấu truyền thống. Một ví dụ tiêu biểu của loại hình sân khấu cổ điển
này là múa mặt nạ có tên gọi sandaenori hay talchum, một sự kết hợp của các loại
hình múa, hát và kể chuyện xen lẫn sự châm biếm và hài hước. Với những biến đổi
nhỏ từ vùng này sang vùng khác về lối diễn, lời thoại và trang phục, kịch rất
được dân chúng nông thôn ưa thích tới tận đầu thế kỷ 20.

Pansori, bài hát
kể chuyện dài dựa trên những tích phổ biến và kkokdugaksinoreum hay kịch rối, do
những nghệ sĩ lang thang trình diễn, cũng thu hút số lớn khán giả. Gut, một nghi
lễ của pháp sư, là một hình thức sân khấu tôn giáo khác có sức hấp dẫn quần
chúng. Ngày nay người ta vẫn tổ chức các buổi biểu diễn tất cả các loại hình này
tuy không thường xuyên.

Có một số ít các cơ sở cố định chuyên biểu diễn
các loại hình nghệ thuật truyền thống, chẳng hạn Nhà hát Jeong-dong ở trung tâm
Seoul . Nhà hát này trình diễn hàng loạt những chương trình nghệ thuật biểu diễn
truyền thống, kịch và nhạc.

Buổi biểu diễn singeuk (phong cách kịch mới)
đầu tiên vào tháng 12-1902 là một sự chuyển hướng của múa mặt nạ và các loại
hình kịch truyền thống khác. Tuy nhiên kịch hiện đại chỉ bắt đầu có chỗ đứng
vững chắc sau khi nhà hát đầu tiên theo phong cách phương Tây được khánh thành
tại Seoul năm 1908. Nhà hát mang tên Wongaksa đã đi vào hoạt động vào tháng
11-1909.

Những người du học tại Nhật Bản về đã lập các nhóm sân khấu
Hyeoksindan và Munsuseong và đưa lên sân khấu kịch sinpa (làn sóng mới). Sinpa
là một khái niệm đối lập với kịch gupa (làn sóng cũ) có nghĩa là kabuki của Nhật
Bản. Các vở kịch sinpa ngay từ ban đầu bàn về các chủ đề chính trị và quân sự,
sau đó đa dạng hóa với các truyện trinh thám, kịch quảng cáo và bi
kịch.

Trong khi kịch sinpa tỏ ra là mốt nhất thời, các nghệ sĩ đã tập họp
lại quanh nhà hát Wongaksa phát triển làn sóng mới chân chính của kịch, mở màn
cho kịch hiện đại. Năm 1922, Towolhoe, một nhóm phái bao gồm những nhân vật tên
tuổi của giới sân khấu, đã được thành lập và tổ chức này đã dẫn dắt phong trào
kịch nói phát triển trên khắp cả nước với 87 buổi biểu diễn. Kịch nói vẫn phổ
biến đến tận cuối những năm 1930, sau đó đã lắng xuống do sự xáo trộn về xã hội
và chính trị vào những năm 1940 và 1950. Trong thập kỷ tiếp theo, phong cách này
đã bị giảm sút do sự bùng nổ của các rạp chiếu phim và sự xuất hiện của vô
tuyến.

Vào giữa những năm 1970, một số những nghệ sĩ trẻ bắt đầu học hỏi,
tiếp thu phong cách và đề tài của các tác phẩm sân khấu truyền thống như kịch
múa mặt nạ, nghi lễ pháp sư và pansori. Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc đã
chủ trì một hội kịch hàng năm để khuyến khích những chương trình biểu diễn của
địa phương. Hiện nay, một số lượng lớn các gánh hát đã hoạt động quanh năm trên
khắp đất nước, trình diễn tất cả các thể loại từ hài kịch đến những vở anh hùng
ca lịch sử trên các sân khấu nhỏ dọc theo Đường Daehangno ở trung tâm Seoul .
Một số các buổi biểu diễn sân khấu đã thành công rực rỡ và được diễn lại nhiều
lần.

Bộ phim đầu tiên do Hàn Quốc sản xuất ra mắt công chúng năm 1919.
Với tiêu đề "Sự trả thù đứng đắn", đây là một loại kịch động kết hợp với loại
hình sân khấu. Bộ phim truyện đầu tiên, "Lời thề dưới trăng" được trình chiếu
trên màn ảnh năm 1923. Năm 1926, đạo diễn đầy tài năng Na Un-gyu sản xuất bộ
phim "Arirang" được công chúng hưởng ứng nhiệt tình vì nó thể hiện sự phản đối
ách áp bức của Nhật thông qua điện ảnh.

Sau chiến tranh Triều Tiên năm
1953, nền công nghiệp phim nhựa trong nước lớn mạnh dần và phát đạt trong khoảng
một thập kỷ. Nhưng ngành nghệ thuật thứ bảy này bị đình trệ trong hai thập kỷ
tiếp theo do sự phát triển của vô tuyến truyền hình. Từ đầu thập niên 80, ngành
công nghiệp điện ảnh đã lấy lại được sức sống chủ yếu nhờ những đạo diễn trẻ đầy
tài năng đã mạnh dạn vứt bỏ các khuôn mẫu cũ kỹ trong việc làm phim. Những nỗ
lực của họ đã thành công tốt đẹp và những bộ phim của họ đã được công nhận tại
những liên hoan phim quốc tế khác nhau, trong đó có liên hoan phim Cannes,
Chicago, Berlin, Venice, London, Tokyo, Moscow và nhiều thành phố khác. Chiều
hướng tích cực đã tăng lên vào những năm 1990 với ngày càng nhiều các nhà đạo
diễn phim Hàn Quốc sản xuất những bộ phim làm lay động trái tim của các công dân
trên thế giới dựa trên kinh nghiệm và những tình cảm độc đáo của Hàn
Quốc.

Năm 2000, bộ phim “Chunhyangjeon” (Câu chuyện của Chunhyang) do Im
Kwon-taek đạo diễn đã trở thành bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc được đưa đi tranh
giải tại Liên hoan phim quốc tế Cannes . Bốn bộ phim khác cũng được chiếu tại
đại hội này trong hạng phim không tranh giải. Bộ phim “Seom” (Đảo) của đạo diễn
Kim Ki-duk được gửi đi thi tại Liên hoan phim.

Tiếp theo những bộ phim
này, năm 2001, phim "Khu vực an ninh chung" được chọn để đi tranh giải tại Liên
hoan phim quốc tế Berlin và một bộ phim khác của đạo diễn Kim Ki-duk, "Địa chỉ
vô danh" đã lọt vào vòng xét giải của Liên hoan phim quốc tế Viên.

Đạo
diễn Park Chan-wook giành Giải thưởng Lớn nhất của Ban giám khảo tại Liên hoan
phim Cannes năm 2004 cho bộ phim "Old Boy". Ông cũng giành Giải thưởng Đạo diễn
xuất sắc nhất ở Liên hoan phim quốc tế tại Bangkok cho "Old Boy" năm 2005 và
phim "Sự thương cảm Quý bà Vengeance" năm 2006.

Công chúng ngày càng quan
tâm đến những bộ phim đã được bình chọn và một số liên hoan phim quốc tế đã được
chính quyền tỉnh hoặc các tổ chức tư nhân tổ chức. Trong đó có liên hoan phim
quốc tế Pusan, Liên hoan phim kinh dị quốc tế Bucheon, Liên hoan phim quốc tế
Jeonju và Liên hoan phim phụ nữ Seoul.

Cũng như tại các quốc gia khác,
giới điện ảnh của Hàn Quốc đã cho thấy sự phát triển đáng kể của công nghiệp
phim hoạt hình và phim biếm họa. Hơn 200 công ty đang sản xuất loại phim thuộc
thể loại hiện đại này.

Các ngành công nghiệp phim nhựa, băng hình, phim
hoạt hình và các nội dung truyền trên mạng, được các dịch vụ truy cập Internet
tốc độ cao thúc đẩy, đang bùng nổ tại Hàn Quốc.

Vào năm 2003, ngành công
nghiệp điện ảnh của Hàn Quốc đã gặt hái được thành công lớn tại các phòng bán
vé. Thị phần của các phim trong nước đã vượt trên 53,5% nhờ những bộ phim đạt
doanh thu khổng lồ, trong đó có bộ phim "Những người bạn", "Cô gái yêu kiều của
tôi" và "Đá mặt trăng". Hàn Quốc đã sản xuất 240 bộ phim (với tổng giá trị sản
xuất khoảng 11,2 triệu USD). Các rạp xi nê đã chiếu 65 bộ phim do Hàn Quốc sản
xuất.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:34 pm
7.Thể thao và Giải trí thể thao truyến thống:
Các tài liệu
còn lưu giữ cho thấy người Hàn Quốc cổ có rất nhiều trò chơi thể thao truyền
thống, như thả diều, chơi kéo co, đánh đu (geune), đá cầu (jegichai), bập bênh
(neolttwigi), taekwondo và ssireum. Thả diều là một trong những trò chơi phổ
biến nhất vào mùa đông khi Trời có gió mạnh. Theo truyền thống, những ngày đầu
Năm mới thường là những ngày mà mọi người cùng nhau thả rất nhiều con diều có
hình dáng và màu sắc phong phú.

Trò chơi kéo co của người Hàn Quốc thường
thu hút được các nhóm đông những người dân trong làng cùng chơi, họ chia thành
hai đội. Các thành viên của hai đội cùng nắm vào sợi dây thừng dài được bện từ
các sợi rơm, họ cố gắng kéo thật mạnh sợi thừng, vì họ tin rằng bên thắng cuộc
trong trò chơi sẽ có được một vụ mùa bội thu.

Geune cũng là một trò chơi
phổ biến dành cho phụ nữ, và thường được chơi vào ngày Dano, Tết Đoan Ngọ vào
tháng Năm hoặc tháng Sáu trong năm. Có rất nhiều kiểu chơi, người chơi có thể
nhún nhảy trên chiếc đu đơn hoặc đu đôi trên hai sợi dây thừng treo từ trên
cao.

Jegichagi, là trò chơi dành cho các bé trai, thường được chơi vào
mùa đông. Quả cầu được làm từ những đồng xu cũ có một lỗ ở giữa, sau đó được bọc
giấy hoặc vải, lông được cắm xuyên qua đó và vòng quanh đồng xu theo hình tròn.
Quả cầu được đá bằng một chân hoặc cả hai chân, và người đá cầu được lâu nhất mà
không để quả cầu rơi xuống đất sẽ giành chiến thắng.

Neolttwigi gần giống
với trò chơi bập bênh ở châu Âu. Trò chơi này sử dụng một ván dài gọi là neol,
một túi đầy thóc hoặc là trộn lẫn cả thóc và rơm được đặt ở giữa miếng ván. Hai
bé gái mặc trang phục truyền thống màu sắc rực rỡ ngồi ở hai đầu của tấm ván và
lần lượt làm cho nhau được nâng lên không trung.

Trong tất cả các trò
chơi truyền thống còn tồn tại tới bây giờ, môn võ thuật Taekwondo được biết đến
nhiều nhất trên thế giới, và là môn thể thao quốc tế duy nhất được chính thức
công nhận là có nguồn gốc từ Hàn Quốc và được nhiều người trên toàn thế giới
luyện tập.

Taekwondo sử dụng sức mạnh toàn bộ cơ thể, đặc biệt là hai tay
và chân, nhưng đồng thời cũng rèn luyện tính cách qua những bài tập thể lực,
cùng với những kỹ thuật đảm bảo tính kỷ luật. Môn võ thuật tự vệ này đã trở
thành môn thể thao quốc tế từ bốn thế kỷ nay với khoảng 3.000 huấn luyện viên
người Hàn Quốc hiện đang dạy Taekwondo tại hơn 150 quốc gia.

Bằng chứng
cho sự tồn tại của Taekwondo cùng phương pháp phòng thủ có hệ thống sử dụng phản
xạ bản năng của cơ thể bắt nguồn từ một số nghi lễ được thực hiện trong các sự
kiện có tính chất tôn giáo trong kỷ nguyên của các quốc gia cổ đại.

Trong
các nghi lễ tôn giáo như Yeonggo, Dongmaeng (một kiểu lễ tạ ơn Trời) hay Mucheon
(Thiên vũ), người Hàn Quốc cổ thường thực hiện những động tác đặc trưng cho sự
rèn luyện thể chất và những động tác này đã dẫn đến sự phát triển trường phái
Taekwondo.

Hàn Quốc, Liên đoàn Taekwondo có 3,8 triệu hội viên, và là tổ
chức thể thao đông đảo nhất trong Uỷ ban thể thao Hàn Quốc. Liên đoàn Taekwondo
thế giới (WTF) có trụ sở đặt tại Seoul , đã chính thức được Uỷ ban Olympic quốc
tế công nhận là cơ quan quản lý của môn thể thao này từ năm 1980. Taekwondo là
môn thể thao tiêu biểu trong đại hội thể thao Olympic Seoul 1988, điều này cho
thấy Taekwondo đã được phổ biến trên toàn thế giới. Nó chính thức trở thành môn
thể thao thi đấu giành huy chương từ Olympic 2000 tổ chức tại Sydney
.

Ssireum, môn vật truyền thống của Hàn Quốc, cũng là một môn thể thao
thi đấu dân gian, trong đó hai đấu thủ nắm vào satba (dây vải thắt quanh lưng và
bắp đùi), sử dụng toàn bộ sức mạnh và các kỹ thuật của mình để vật đối thủ xuống
sàn đấu. Lịch sử môn vật truyền thống ssireum bắt đầu cùng thời với sự hình
thành sinh hoạt cộng đồng. Trong xã hội cổ, con người phải chiến đấu để chống
lại những loài thú hoang, không phải chỉ để tự vệ, mà còn để tìm thức ăn. Bên
cạnh đó, các cộng đồng này không thể tránh khỏi việc xung đột với những bộ tộc
khác. Vì vậy, con người phải luyện tập những hình thức võ thuật khác nhau để bảo
vệ chính mình.

Người thắng cuộc trong mỗi giải đấu ssireum theo tập tục
sẽ được tặng thưởng một con bò, không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn là
một vật có giá trị trong xã hội nông nghiệp.

Trong xã hội Hàn Quốc hiện
đại, ssireum vẫn nổi bật như một môn thể thao thu hút nhiều người, chứ không chỉ
đơn thuần là một trò thi đấu dân gian được tổ chức vào các ngày lễ hội. Hiệp hội
ssireum Hàn Quốc cũng đã rất thành công trong việc quảng bá cho thế giới biết
đến môn vật này thông qua việc tổ chức những trận thi đấu có chất lượng cao.
Ssireum giờ đây đã nổi tiếng như là một trong những môn thể thao quốc gia được
nhiều người yêu thích đến nỗi các trận đấu vật đều được tường thuật trên truyền
hình để mọi khán giả đều có thể theo dõi tại nhà. Các luật đấu và nguyên tắc
được điều chỉnh phù hợp hơn, ssireum không ngừng phát triển từ một môn vật
truyền thống kết hợp với các phương pháp tự vệ đã trở thành một môn thi đấu dân
gian được nhiều người yêu thích và đã trở thành một phần trong cuộc sống của
người Hàn Quốc ngày nay.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:41 pm
Những nét văn hoá-phong tục của người Hàn Quốc

Gia
đình

Những thay đổi to lớn diễn ra ở châu Á và thế giới nửa
sau thế kỷ 20 được cảm nhận rõ trong lối sống hàng ngày của mỗi người dân Triều
Tiên. Các phong tục tập quán có nhiều thay đổi lớn do quá trình hiện đại hoá xã
hội diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi này, nhiều
người cho rằng, dù cho có rất nhiều nhà cao tầng nhưng Hàn Quốc vẫn là một trong
những quốc gia mạng đạm dấu ấn Nho giáo nhất trên thế giới. Lối sống truyền
thống của quá khứ và các phong tục được gìn giữ lâu đời vẫn tiếp tục gây ảnh
hưởng đối với lối sống hiện đại mà người Hàn Quốc mới chấp nhận trong thời gian
gần đây.

Trong quá khứ, vài thế hệ thường chung sống trong một nhà và các
gia đình muốn có nhiều con để mong có được tình trạng ổn định và an ninh cho gia
đình trong tương lai. Không có gì là lạ khi có khoảng 12 người hay đông hơn thế
cùng chung sống trong một gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng
chuyển ra đô thị sống và sự phổ biếncủa các khu chung cư kiểu mới đồng nghĩa với
việc các cặp vợ chồng mới cưới có khuynh hướng ra ở riêng thay vì sống chung với
các thành viên khác trong gia đình. Khuynh hướng này làm gia tăng số lượng gia
đình hạt nhân ở Hàn Quốc.

Theo truyền thống, người đàn ông lớn tuổi nhất
trong gia đình được coi là người nắm giữ quyền hành tối cao. Tất cả các thành
viên khác trong gia đình phải làm theo những gì ông ta ra lệnh hoặc mong muốn.
mệnh lệnh phải được tuân thủ ngay lập tức mà không được phép phản đối. Không thể
có chuyện con cháu tự đặt mình vào thế phản đối người lớn tuổi hơn. Vâng lời
người lớn luôn được coi là điều đương nhiên. Hơn nữa, đạo hiếu được xem là điều
thiêng liêng nhất trong số những giá trị đạo đức của Nho giáo. Mặt khác, mọi
người hiểu rằng chế độ gia trưởng trong gia đình sẽ đem lại công bằng trong tất
cả các vấn đề liên quan đến kỷ luật của các thành viên trong gia
đình.

Câu châm ngôn cho rằng đàn ông phải tu thân và tề gia cho tốt trước
khi có thể trị quốc, bình thiên hạ phản ánh một giáo điều phía sau lý tưởng một
trật tự xã hội Nho giáo.

Dưới chế độ này, người đàn ông luôn được trao
trách nhiệm đại diện, ủng hộ và bảo vệ gia đình mình. Nếu anh ta không nắm được
quyền lực này và sử dụng vai trò lãnh đạo của mình một cách khôn ngoan, anh ta
sẽ mất thể diện của mình với tư cách là người đứng đầu một gia đình. Trật tự
trong gia đình được duy trì thông qua nguyên tắc thứ bậc theo đó con cái phải
vâng lời cha mẹ, vợ nghe lời chồng và tớ phải nghe lời chủ. Sự tôn kính người
lớn tuổi là một truyền thống lâu đời ở Hàn Quốc.

Trên khắp đất nước Hàn
Quốc có nhiều tượng đài tưởng niệm những người trung thành, con trai hiếu thảo
và phụ nữ thuỷ chung. Những tượng đài này được dựng nên như là một cách để tôn
vinh những con người mẫu mực trong xã hội. Phục vụ cộng đồng và tinh thần cộng
đồng cũng được nuôi dưỡng và phát huy nhờ sự công nhận của xã hội đối vơớinhững
ai tôn trọng các giá trị gia đình, trật tự xã hội, lòng trung hiếu và sự tiết
hạnh của họ.

Các tượng đài và những câu chuyện về những người con hiếu
thảo cũng có rất nhiều ở Hàn Quốc. Đó là do nhận thức về gia đình truyền thống
được thể hiện ở đạo làm con và coi trọng nhất mối quan hệ giữa cha và con trai.
Cha mẹ là quyền lực tối cao và cần được con cái tôn trọng và vâng lời. Tuy
nhiên, đạo hiếu của một người không chỉ liên quan đến mối quan hệ của người đó
với cha mẹ mình mà còn liên quan đén cách cư xử đối với người khác và cách cư xử
trong xã hội.

Theo truyền thống, khái niệm đạo hiếu thậm chí còn được
phản ánh trong lời nói của người Hàn Quốc. Tiếng Hàn Quốc có hệ thống các từ ngữ
xưng hô tôn trọng rất cụ thể và phức tạp. mỗi từ và động từ người nói sử dụng
cho từng đối tượng khác nhau, phản ánh chính xác vị trí xã hội của người
nghe.

Trước đây, nhà của người Hàn Quốc thường có hình chữ nhật với một
tầng hình chữ L hoặc hình chữ U và chủ yếu được xây bằng gỗ và đất sét. Mái nhà
không cao lắm và được lợp bằng rơm rạ. Nhà nào giàu hơn thì lợp bằng mái ngói.
thiết kế đơn giản nhất của một ngôi nhà điển hình của người Hàn Quốc gồm có một
phòng khách, một phòng ngủ và một nhà bếp, nhà vệ sinh được xây cách xa nơi ở.
Cấu trúc và kích cữ nhà thay đổi tùy theo quy mô, quan hệ xã hội và tình trạng
giàu có của gia đình đó. Một ngôi nhà lớn hơn sẽ bao gồm khu sinh hoạt gia đình
ở chính giữa, một nhà vệ sinh, một phòng cho người ở, một nhà kho và một nhà vệ
sinh ở bên cạnh. Phía trước sân trong là khu vực của chủ nhà và khách nam giới;
nối với cổng là một phòng dành cho người ở.

Ngày nay thật khó có thể chỉ
ra một ngôi nhà điển hình của người Hàn Quốc vì hầu hết các cấu trúc hiện đại
được xây bằng bê tông cốt thép. Mặc dù sự thay đổi từ cấu trúc gỗ sang cấu trúc
bê tông không được thừa nhận rộng rãi, nó vẫn kéo theo sự biến đổi nhỏ nhưng lan
rộng trong lối sống của người Hàn Quốc.

Nhà của người Hàn Quốc, kể cả cũ
hay mới, được xây để bảo vệ chủ nhân của nó khỏi những yếu tố bên ngoài. Nói
chung, noóhơi thấp, các phòng tương đối nhỏ và không có nhiều cửa sổ hay cửa ra
vào. Một số phòng có sàn ondol, tức là sàn nhà được sưởi ấm từ bên dưới. hệ
thống sưởi này rất quen thuộc trong đời sống của người Hàn Quốc và thậm chí còn
trở thành mốt. Một số các ngôi nhà xây theo kiểu phương Tây trong những năm gần
đây có một số phòng được trang bị hệ thống sưới kiêểunày. Tương tự như vậy,
nhiều người Hàn Quốc vẫn thích ngồi và nằm trên đệm và thảm dầy được trải dưới
sàn nhà.

Trong một gia đình Hàn Quốc truyền thống, có rất ít đồ đạc hay
ghế ngồi được bày trên sàn nhà. Không có sự phân biệt giữa phòng ngủ và phòng
ăn. Phòng của phụ nữ (gọi chung là anbang) được đặt ở phía sau nhà và là nơi tụ
họp của cả gia đình. Do vậy không có gì ngạc nhiên nếu ta thấy căn phòng này
được trang bị một tủ quần áo, chăn màn và các dồ dùng cá nhân khác. Trong khi
đó, người chủ gia đình ở phần phía trước của gian nhà (gọi là sarangbang). Đây
cũng là nơi tiếp khách của cả nhà. Nếu người chủ là người có học, phòng của
người đó sẽ được trang bị một bàn học, giá sách, sách và một vài cái đệm. Thông
thường chru nhà ngủ ở phòng vợ vào ban đêm.

Trang phục truyền thống của
người Hàn Quốc (hanbok) thoải mái và phù hợp hơn cho việc sinh hoạt trên sàn nhà
ondol truyền thống. Ngày nay, rất nhiều người Hàn Quốc, đặc biệt là nam giới,
mặc trang phục truyền thống này khi họ đi làm về. Quần áo kiểu phương Tây thường
được mặc khi đi chơi. Tuy nhiên, trong những ngày nghỉ đặc biệt, những ngày
Chusok và ngày Tết, cả gia đình mặc bộ hanbok đẹp nhất của mình.

Bữa ăn
là lúc gia điìn sum họp đông đủ nhất. Món ăn chính là cơm, thường ăn kèm với lúa
mạch, hạt kê hoặc với các loại đậu đỗ. Người Hàn Quốc cũng hay ăn súp, còn kim
chi- một loại dưa cải muốicay - là món ăn phụ không thể thiếu. Xì dầu, hạt tiêu,
tương ớt và toenjang (tương đỗ) được dùng làm gia vị.

Người Hàn Quốc
thích rượu gạo truyền thống và họ thường uống trước bữa ăn. Đãi khách bằng rượu
truyền thống là một phong tục phổ biến. Trong khi người phương Tây có thể coi
những lời đề nghị lặp đi lặp lại rót đầy một cốc rượu đã cạn hoặc cạn một nửa là
một sự phiền hà, thì người Hàn Quốc có thể nghĩ là chủ nhà không lịch sự
nêếungười đó không yêu cầu khách rót đầy cốc. Rót rượu cho nhau trong một bầu
không khí vui vẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Hàn Quốc. Trong những
buổi tiệc tùng này, thứ bậc về quan hệ xã hội củănhngx tham gia tiệc vẫn được
giữ vững. Ngừơi ít tuổi hơn không được phép uống rượu hay hút thuốc lá trước mặt
người lớn.

Phong tục trong dòng
họ


Người Hàn Quốc có mối quan hệ rất gắn bó giữa họ hàng
và các thành viên trong họ tộc. Luôn gắn bó với các nguyên tắc truyền thống là
lấy gia đình làm trung tâm, gia đình đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà
người ta hướng về khi họ gặp khó khăn. Trước kia, anh em trai thường sống trong
cùng một nhà sau khi họ đã lập gia đình, và có khi cả những người cháu cũng vậy.
Mặc dù những gia đình lớn như vậy bây giờ rất hiếm nhưng các thành viên trong
gia đình vẫn sống gần nhau và duy trì mối quan hệ thường xuyên. những người sống
xa nhà thường sum họp vào những dịp đặc biệt như hôn lễ của một người họ hàng,
sinh nhật lần thứ 60 hay 70, sinh nhật của một đứa trẻ và vào những ngày lễ hội
truyền thống. Vào những dịp như vậy mọi người đều tham gia vào việc chuẩn bị cho
buổi lễ.

Lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia
tộc. Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ được tiến hành ngay
tại nhà vào ngày giỗ của họ trong khoảng khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng. từ thế hệ
thứ 5 trở đi, những lễ nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào
ngày lễ Chusok (lễ hội gặt mặt trăng), ngày rằm tháng tám hoặc một ngày đẹp đã
được chọn trước. Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái. Việc
cúng bái này quan trọng đến mức mà các thành viên trong gia đình sống xa nhà
phải đi một quãng đường dài để về tham gia.

Các thành viên trong gia tộc
thường tranh thủ những buổi tụ họp như thế này để tổ chức cuộc gặp gỡ hàng năm.
Một gia tộc gồm nhiều nhánh và thành viên có thêểchia thành những đơn vị nhỏ
hơn, mỗi đơn vị có một ngân quỹ và tài sản riêng. cuộc gặp gỡ này được tổ chức
để quyết địnhvà triển khai những chính sách vì lợi ích chung như việc tôn tạo mồ
mả và quản lý tài sản của họ tộc.

Người Hàn Quốc rất tôn trọng lịch sử
gia đình. Họ ghi chép tỉ mỉ và cập nhật những chi tiết về gia phả mà nhiều khi
là của hàng tá thế hệ trước. Họ cũng ghi chép chi tiết về các thứ bậc chính
thức, thành tựu, khen thưởng của hoàng gia, vị trí mồ mả và các thông tin
khác.

Khi gặp nhau lần đầu tiên, những người Hàn Quốc có cùng họ phải
quyết định xem liệu họ có họ hàng với nhau không. Nếu đúng như vậy, họ phải tham
khảo gia phả để xem quan hệ họ hàng của họ gần đến đâu. Nếu một trong số họ
thuộc về thế hệ trước, sự tôn trọng cần phải được thể hiện qua cách dùng những
từ ngữ xưng hô trang trọng cũng như một số cách dùng từ nhất định ngụ ý rằng hai
người này có cùng gốc gác họ hàng.

Phong tục
hàng năm

Trong suốt mấy nghìn năm, người Hàn Quốc tính
thời gian theo lịch âm. Trái với suy nghĩ của nhiều người, lịch âm luôn được
điều chỉnh sao cho tương thích với lịch dương bằng phương pháp thêm ngày hay
thêm cả một tháng vào một năm âm lịch hai lần trong năm năm. Điều này có thể
được minh hoạ ở việc lịch dương được chia thành 24 phần bằng nhau (gọi là chol)
mà các điểm cố định là xuân phân, thu phân và đông chí, hạ chí. Thậm chí ngay cả
trước khi dương lịch được đưa vào sử dụng ở châu Á, âm lịch đã nhận ra được
những chol hay các điểm giao mùa này rồi vì đây là những ngày quan trọng đối với
các cộng đồng nông nghiệp. Khi cộng hay trừ đi một hoặc hai ngày, các điểm giao
mùa này gần như trùng với ngày của dương lịch. Tuy nhiên với âm lịch thì lại
khác. Chol quan trọng nhất tất nhiên là xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí,
nhưng ipchun (lập xuân) được coi trọng hơn cả vì đó là điểm giao mùa đầu tiên
trong năm và đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân. Ngày nay một số ngày nghỉ đặc
biệt vẫn được tính theo âm lịch.



..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:41 pm
Ngày nghỉ của cả nước

Tết dương lịch 1-2 tháng Một dương
lịch

Tết âm lịch Từ ngày cuối cùng tháng Chạp đến hết ngày mồng hai tháng
Giêng âm lịch

Ngày phong trào độc lập: Ngày 1 tháng 3 (dương
lịch)

Ngày trồng cây: Ngày 5 tháng 4 (dương lịch)

Ngày Phật đản:
Ngày 8 tháng 4 (âm lịch)

Ngày Tết thiếu nhi: Ngày 5 tháng 5 (dương
lịch)

Ngày Tưởng niệm: Ngày 6 tháng 6 (dương lịch)

Ngày Hiến pháp
: Ngày 17 tháng 7 (dương lịch)

Ngày Giải phóng : Ngày 17 tháng 7 (dương
lịch)

Ngày Chusok: Ngày 14-16 tháng 8 (âm lịch)

Ngày Lập quốc:
Ngày 3 tháng 10 (dương lịch)

Ngày Giáng sinh: Ngày 25 tháng
12

Ngày đầu tiên của tháng Giêng, ngày Tết (gọi là Sõl), là một trong
những ngày nghỉ quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này, người dân được nghỉ
làm, khoác lên mình những bộ trang phục đẹp nhất và sum họp với gia đình để làm
lễ cúng gia tiên. người ta tổ chức một bữa tiệc lớn và những thành viên ít tuổi
hơn trong gia dình cam kết vâng lời người lớn. Sau đó họ đi chúc Tết họ hàng và
người thân.

Một ngày quan trọng khác tính theo lịch âm là Chu õl, tức
ngày hội gặt mặt trăng, diễn ra vào rằm tháng tấmhngf năm, thương rơi vào tháng
chín hay tháng mười dương lịch. Vì ngày này đánh dấu một vụ gặt bắt đầu nên nó
cũng được tổ chức rầm rộ như ngày Tết.

Ngoài ra còn có một số ngày quan
trọng khác theo lịch âm. Ngày rằm tháng Giêng cũng được coi là một ngày quan
trọng vì nó là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm. Vào ngày này, mọi người đập
vỡ nhiều loại hạt dẻ và đốt pháp hoa để xua đuổi tà ma, sâu bọ và động vật. Vào
buổi tối, rất nhiều trò chơi được chơi dưới ánh trăng. Kéo co, ném đá và đánh
trận giả với đuốc thường được tổ chức giữa các làng gần nhau. Những trò chơi này
được biểu diễn bởi thanh niên và đàn ông trung niên trước hàng trăm khán giả đến
từ khắp mọi nơi. Những trò chơi này đều coógiải nhất và theo truyền thống thì
làng nào thắng thì năm đó sẽ bội thu mùa màng.

Vào khoảng giữa tháng 1 và
tháng 2 âm lịch coómột ngày gọi là hanshik. Đây là ngày thứ 105 sau đông chí,
rơi vào khoảng mồng 5 tháng 4 dương lịch. Vào ngày này, lễ cúng tổ tiên được tổ
chức vào sáng sớm khi cả gia dình đi viếng mộ tổ. Lễ naàythường bao gồm cả việc
sửa sang mồ mả.

Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch được gọi là tano, đây cũng là
một ngày lễ lớn. Theo những ghi chép từ xa xưa thì vào ngày này mọi người nghỉ
làm, diện bộ quần áo đẹp nhất và ăn uống linh đình như ngày Tết. Những sự kiện
đặc biệt thường được chuẩn bị cho ngày này bao gồm các trận đấu vật của nam giới
mà phần thưởng daàn cho người thắng cuộc là một con bò. Còn phụ nữ thì thi đánh
đu, ai thắng sẽ được nhận một chiếc nhẫn vàng.

Tháng mười âm lịch là
tháng của kimjang. Trong tháng này, dưa muối kimchi phải được làm sẵn cho 3
tháng mùa đông sắp đến. Do đó nhà naàocũng bận rộn với công việc quan trọng này.
Câu chào phổ biến nhất trong thời gian này là “Bạn đã là xong kimchi
chưa?”.

Tháng 12 âm lịch, được gọi là sõttal, là lúc mọi người thường thu
xếp mọi việc để chuẩn bị đón Tết, kể cả việc trả nợ.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:43 pm
20 Đặc Trưng Văn Hóa Hàn Quốc

Hanbok

Áo
hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài "china" và một áo vét theo kiểu bôlêrô
"Jeogori". Áo của đàn ông gồm có một áo khoác ngắn "Jeogori" và quần "baji". Cả
hai bộ hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự gọi là
"durumagi" . Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc Hanbok vào các dịp lễ tết hoặc
các lễ kỉ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.

Kimchi và Bulgogi -
Thực phẩm có lợi cho sức khỏe


Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng,
là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc và kimchi- món rau cải thảo muối có vị
cay. Bulgogi được làm từ bất kì loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt lợn là
loại thịt thường được dùng nhiều nhất.Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công của món của bulgogi cũng như kimchi. Kimchi có thể được làm từ nhiều
loại rau khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải. Các
loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia
vị vào cải thảo và củ cải. Kimchi cung cấp ít calo và cholesterol nhng lại giàu
chất xơ. Kimchi thậm chí còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta
thờng nói rằng "ăn kimchi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ ".


Hangeul - Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc

Bảng chữ
cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon -
vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm
và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng
hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số
lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc
nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.


Jongmyo Jeryeak - Nhạc tế
lễ Jongmyo

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của thángNăm trong năm, hậu
duệ của dòng tộc Jeonju Yi, hoàng tộc thười Joseon (13921910), làm lễ thờ cúng
tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm Seoul. Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo
một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ
điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc
biệt cho buổi lễ truyền thống.

Talchum - Mặt nạ và múa mặt nạ
Mặt nạ, thường được gọi là "tal" trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ
giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và
cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện
khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình
dáng của các loại mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu, vì "talchum " - loại
hình múa mặt nạ -thường được biểu diễn vào đêm dưới ánh sáng của các đống lửa.
Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong
nhân dân thời kỳ Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị
và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các nghệ sĩ diễn viên và khán
giả cùng hoà nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu
diễn.

Nhân sâm
Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn
Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm
trồng tại Hàn Quốc với sản phẩm có xuất xứ khác trên thế giới, nhân sâm Hàn Quốc
được đặt tên là "Goryeong Ginseng" theo tên triều đại Goryeo - triều đại đã hình
thành tên Hàn Quốc trong tiếng Anh là Korea.

Nhân sâm được sử dụng như là
liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm
giúp tăng cường chức năng của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn
định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh.
Nhân sâm là một yếu tố cốt lõi trong Đông y, nhưng người Hàn Quốc thường dùng
nhân sâm theo cách đơn giản hơn là uống trà hay rượu.

Đền
Bulguksa và Seokguram Grotto

Bulguksa, là một trong những ngôi Đền
Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, nằm ở Gyeongju, trước đây là thủ phủ
của vương quốc Silla (57 trước CN -935 sau CN). Bulguksa ban đầu là một ngôi đền
nhỏ mà nhà vua Beop-heung (514 -540) triều đại Silla đầu tiên sùng tín Phật
giáo, đã xây dựng để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương quốc của mình.Kiến
trúc hiện nay của ngôi đền có từ năm 751 khi nó được được xây dựng lại. Trước
kia, đền gồm có 80 toà nhà, nhiều gấp mười lần số lượng còn lại cho tới bây giờ.
Đền nằm trên núi cao, phía sau lưng là Seokguram, động bằng đá nhân tạo được
biết đến như là một trong những động đẹp nhất của đạo Phật. Seokguram bao gồm
một tiền sảnh hình chữ nhật, và một lễ đường hình tròn với vòm trần nối liền với
hành lang cũng xây theo hình chữ nhật. Seokguram và Bulguksa đã được đưa vào
danh sách Di sản văn hoá thế giới của UNESCO từ năm
1995



Núi Seoraksan


Bán đảo Triều Tiên có
hai ngọn núi đẹp là núi Seoraksan ở Hàn Quốc và núi Geumgangsan ở CHDCND Triều
Tiên. Seoraksan là rặng núi kéo dài theo hướng nam của núi Geumgangsan, thường
được biết đến với tên gọi núi Kim Cương thuộc CHDCND Triều Tiên. Rừng của núi
Seoraksan với đỉnh cao nhất là 1708 mét so với mực nước biển, là khu rừng hỗn
hợp gồm các loại cây tán rộng với nhiều loại cây xuất xứ từ vùng núi Alpơ và
những cây quả hình nón, là nơi cư trú của 939 loài thực vật và 25 loài thú, 90
loài chim, 11 loài bò sát, 9 loài động vật lưỡng cực, 360 loài côn trùng và 40
loài cá nước ngọt.





Nghệ thuật Hàn Quốc


Người Hàn Quốc thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực âm
nhạc và nghệ thuật. Nghệ sĩ violin Sarah Chang đã ra album đầu tiên khi mới chín
tuổi. Một nghệ sĩ violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung Kyung-wha đang
giữ danh hiệu một trong những nhạc sĩ đang được chào đón nhất trên sàn diễn quốc
tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo Su-mi được chỉ huy dàn nhạc tài ba
Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của chỉ huy dàn nhạc Herbert thì
chị có giọng hát "trời cho". Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên vì Paik Nam-june,
người gốc Hàn Quốc, được mệnh danh là "cha đẻ của nghệ thuật video", đã bắt đầu
sự nghiệp với tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1963, ông trở thành người
đầu tiên triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik đã có ảnh hưởng với nghệ
thuật đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ
thuật, báo chí, công nghệ, văn hoá nhạc pop và những thể loại nghệ thuật mới




Di sản in

Nghệ thuật in trên phiến gỗ
bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 ở Hàn Quốc. Bộ chữ in kim loại đầu tiên của thế giới
được người Hàn Quốc phát triển trước phát minh của Gutenberg (Đức) hơn 200
năm.Thường dân triều đại Goryeo (918-1392) đã làm ra Bộ kinh Phật Koreana từ thế
kỷ 13, và được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật còn tồn tại lâu đời nhất. Bộ
kinh Phật Koreana đã được xếp vào di sản văn hóa của UNESCO năm 1995.

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 6:43 pm
Nhạc cụ truyền thống

Có khoảng
60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Bao gồm loại đàn 12 dây "gayageum" và đàn 6 dây "geomungo", cả hai loại nhạc cụ
này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 6. Nhạc cụ truyền thống Hàn
Quốc được chia ra thành ba nhóm đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ
tấu Samullori Kim Duk-soo rất nổi tiếng trong và ngoài nước vì sự sáng tạo trong
kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc
đáo.





Dangcheong: Hình trang trí trên các tòa nhà


Dangcheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên
nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật
đích thực. Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh
chức năng trang trí, dangcheong còn được dùng vào nhữngmục đích thực tế.
Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong
chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của
tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống,
bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh
khác.



Hoa văn


Các hoa văn họa tiết
thường bắt nguồn từ những chữ viết cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện
những nhu cầu tình cảm về môi trường xung quanh con người, sau đó được phát
triển thành một hình mẫu trang trí nghệ thuật. Trong số các hoa văn thường thấy
được sử dụng một cách truyền thống ở Hàn Quốc có hình con rồng và con phượng
hoàng, và "taegeuk" dùng trong quốc kỳ Hàn Quốc Taegeuki, gồm có hai hình đối
lập tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hai sức mạnh của vũ trụ, cho
tĩnh và động, cho thế yếu và thế mạnh, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ. Ngoài ra
còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi, nước, mây,
cây thông, con rùa, con hươu, con sếu, và mặt trời.



Jasu-
Nghệ thuật thêu


Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ
trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm
trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.




Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ
lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích
trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng
cho tôn giáo



Bojagi - Vải bọc


Bojagi là
mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang
trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày
nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn
được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu
cách của các nghi lễ. Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét
qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm
những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi
thêm duyên dáng . Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn
mùi xoa nhỏ.



Nghệ thuật gấp giấy thủ công


Người Hàn Quốc có truyền thống lâu đời trong nghệ thuật gấp
giấy thủ công và cũng đã từ lâu sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để gấp
nên những chiếc hộp, chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, giỏ, túi lưới,
bình và gạt tàn. Những sản phẩm giấy thủ công khác du khách tham quan thường gặp
là đồ văn phòng phẩm, thảm chân, đệm, rèm, bao đựng ống tên, bát mài mực, hộp
thuốc súng, giày dép, chậu rửa, ấm trà. Hầu hết các sản phẩm làm từ giấy đều
được sơn bóng trên bề mặt làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền đồng thười làm cho
chúng có khả năng chống thấm. Loại sơn phủ thường được dùng là hỗn hợp nước quả
hồng xanh và hồ gạo và dầu tía tô.



Tranh dân gian


Tranh dân gian gồm những tác phẩm mà thường dân Hàn Quốc thời
xa thường dùng để trang trí nhà ở hoặc để thể hiện những mong ước của họ về đời
sống hạnh phúc bền lâu. Không giống như những tác phẩm hội hoạ cổ điển cao sang
thường tập trung mô tả phong cảnh, hoa và chim, tranh dân gian thường thể hiện
những ý tưởng hài hước, đơn giản và ý nghĩ chất phác về cuộc sống bình dân và về
thế giới. Tranh dân gian là những sáng tác của các họa sĩ thuộc tầng lớp hạ lưu
trong xã hội cũ,nhưng các bức tranh của họ lại được tất cả mọi giai cấp trong xã
hội, từ hoàng gia và các đền thờ cho đến nông dân ở những làng quê hẻo lánh
trưng bày. Các tác phẩm tranh dân gian thường pha trộn táo bạo, thể hiện
phongcách riêng của người hoạ sĩ và sử dụng những gam màu
mạnh



Sesi - Tập quán truyền thống


Tập
quán Sesi bao gồm các nghi lễ được cử hành vào các thời điểm giao mùa trong năm
và ngày tết Nguyên Đán. Ví dụ, vào ngày tết năm mới, người Hàn Quốc cất bài vị
tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm với các món đồ ăn và uống. Sau nghi
lễ này, có lễ "sebae" hay là quỳ lạy những người cao tuổi trong gia đình. Vào
đêm ngày 15 tháng Giêng -ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, gọi là "daeboreum",
một hình nộm làm bằng rơm sẽ được ném xuống sông. Nhiều nơi trong cả nước đã có
tập tục này, nhưng việc chuẩn bị và thưởng thức các món ăn với những loại rau đa
dạng theo mùa vẫn được thực hiện ở khắp nơi. Ngày 15-8 âm lịch là ngày lễ
Chuseok, một dạng lễ tạ ơn Trời cho vụ mùa bội thu, trong ngày này, mọi người
cũng thường đi thăm viếng mộ tổ tiên. Một trong những món ăn đặc biệt được chuẩn
bị cho ngày lễ này là "songpyeon", bánh có hình trăng khuyết làm từ bột nếp
trong có vừng, đậu xanh hạt dẻ và các loại ngũ cốc
khác



Các nghi lễ trưởng thành

Ở Hàn
Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu
những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là "Gwanhongsangje"
(Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ
tiên. Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái
tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân
tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và
cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo. Lễ thành hôn được tổ chức tại gia
đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường nghỉ hai hay ba ngày tại gia đình cô dâu
trước khi trở về nhà chú rể.Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn
Quốc rất cầu kỳ. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi
lễ cầu khấn. Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực
hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái
chết



Vườn cảnh

Những khái niệm cần thiết
phía sau nghệ thuật vườn Hàn Quốc là làm cho khung cảnh khu vườn tự nhiên hơn cả
chính bản thân nó lúc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vườn trông hoàn
toàn giống như một tác phẩm của tự nhiên, đó là nỗ lực rất lớn của các nghệ sĩ.
Một trong những cảnh quan được bảo tồn tốt nhất trong các khu vườn thượng uyển
là hồ Anapji ở Gyeongju, Gyeongsangbuk-do. Và cũng không có gì có thể so sánh
với vẻ đẹp của vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung ở Seoul, rộng
300.000 m2 trên tổng diện tích 405.636 m2 diện tích cung điện. Khu vườn được bố
trí nhiều vườn, sảnh, ao sen, cầu đá, bậc tam cấp, máng nước và những dòng suối
nhỏ uốn lượn giữa khu rừng cây rậm rạp và tất cả những yếu tố khác của một khu
vườn theo truyền thống Hàn Quốc

kimheechul1310
kimheechul1310
Mod
  Mod
Nữ
Age : 33 Registration date : 31/05/2008 Tổng số bài gửi : 825 Đến từ : Vạn Phúc - Hà Đông Job/hobbies : Ăn, nghe nhạc, xem tivi, đọc truyện-sách, đi du lịch đó đây... Humor :


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 7:43 pm
Cộng bài cho nh0c là rất mệt đấy nh0c nhé!
+85 điểm

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitimeMon Sep 08, 2008 7:50 pm
kimheechul1310 đã viết:
Cộng bài cho nh0c là rất mệt đấy nh0c nhé!
+85 điểm

oni12 nếu mệt thì khỏi + cũng dc mà ! hihi , chỉ lo ss la chul thui chứ việc điểm bộng nh0c cũng ko quan trọng đâu ! oni9 chỉ thỉng thoãng thấy đủ bài là xin ss cái huy chương là đủ xái hí hí


Sponsored content



Bài gửiTiêu đề: Re: Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Icon_minitime
Sơ lược VĂn hóa HÀn quốc Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chocoland :: 

-‘๑’- Thế giới giải trí -‘๑’-

 :: 

Choco land - Nghệ thuật sống

 :: 

Văn hoá các nước

-