Chocoland
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


♫ Wish a lucky star will fall upon you, ...and make your wishes come true ♫
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập









Forum chuyển tới http://chocolandno1.co.cc/ or http://chocoland.byethost6.com/


Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Icon_minitimeSun Sep 14, 2008 10:36 am
Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập

Lịch sử suy cho cùng đều là những suy xét mang tính cá nhân và áp đặt.
Pharaông Hatshepsut - nữ hoàng duy nhất được lịch sử Ai Cập trao tước
hiệu Pharaông, người phụ nữ 20 năm đeo râu giả và mặc trang phục đàn
ông để trị vì đất nước, liệu là một người đàn bà xấu xa, dâm loạn hay
là một nữ pharaông tài ba cao quý?

Bấy lâu nay, đa số mọi người vẫn tin rằng Hatshepsut là một người phụ
nữ nham hiểm hiếm có, mê đắm quyền lực và dâm loạn, đã dan díu với Tể
tướng của mình để cùng nhau đoạt ngôi. Các nhà sử học, các nhà Ai Cập
học đã đặt cho bà một biệt danh đầy khinh miệt: “Kẻ tiếm quyền hèn hạ”.

Tuy nhiên, với nhiều tài liệu nghiên cứu hiện đại về bà, đặc biệt là
những công trình nghiên cứu từ những năm 50, 60 thế kỷ 19 đã chứng minh
được những gì người ta vẫn nghĩ về vị nữ pharaông này là hết sức sai
lầm. Bà đã bị lịch sử nhìn nhận như một người đàn bà gây ra nhiều tội
lỗi, nhưng đến nay, chúng ta nên nhìn nhận được những điều bà đã làm
cho lịch sử Ai Cập, bà đã hành động cho những mục đích thực sự cao đẹp.
Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, lịch sử luôn ẩn chứa nhiều điều phải
suy nghĩ...

Nữ pharaông Hatshepsut và những tội danh bị gán ghép

Đó là một này nắng cháy và bụi bặm đầu năm 1927, Herbert Winlock đã
chứng kiến một cánh tượng phá hủy tan hoang. Tất cả mọi thứ đã bị bọn
đào mộ vơ vét sạch, đâu đâu cũng là dấu hiệu của sự báng bổ thần thánh.
Những viên đá quý làm mắt bị khoét ra, đầu tượng bị cắt cụt nham nhở,
và con rắn thiêng – biểu tượng của hoàng gia trên trán những bức tượng
cũng bị tháo đi. Winlock, đội trưởng đội khảo cổ học của Viện bảo tàng
nghệ thuật Thủ đô ở Ai Cập, đã phát hiện ra đền thờ lớn nhất tại Deir
el- Bahri, nơi có dòng sông Nile chảy ngang từ vùng đất Thebes và
Karnak cổ đại. Trong khu khai quật là những bức tượng ngả nghiêng của
các pharaông, với đủ mọi kích cở. Winlock cho biết “Có những bức tượng
nặng hơn 1 tấn”. Hình ảnh đã gây ấn tượng cho hầu như tất cả những
người có ý thức dân tộc, những kẻ đào trộm mộ không hề tôn trọng những
tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh xảo đầy giá trị lịch sử, văn hóa và
thẩm mỹ của các vị pharaông. Đối với những người Ai Cập cổ đại, các
pharaông là những vị Chúa trời và những hầm mộ đã được bảo vệ bằng
những lời nguyền linh thiêng.

Những bức tượng ở đây đều là tượng của Hatshepsut, vị pharaông thứ 6
của Triều đại thứ 18, là vị nữ pharaông quyền lực nhất của Ai Cập,
hoàng hậu Ai Cập duy nhất được phong là pharaông. Mãi đến thế kỷ thứ
19, những gì người ta biết về thời đại mà bà cai trị (1479 đến 1458 sau
công nguyên) rất ít ỏi và không xác thực. Mãi cho đến thời của Winlock,
đầu thế kỷ thứ 19, các nhà sử học bằng một ít dữ liệu về cuộc sống của
vị nữ pharaông này vẫn tin rằng bà là một người giả dối, mánh khóe, dâm
dục, tham lam và đầy thù hận.

Dù rằng thời gian kéo dài 21 năm mà bà cai trị là thời hòa bình và
thịnh vượng nhất, văn hóa và kiến trúc phát triển vượt bậc với nhiều
thành tựu rực rỡ - Điều này được chứng thực qua những gì người ta tìm
thấy trong lăng mộ của bà, hay những đền đài ở Deir el-Bahri là những
kiệt tác về kiến trúc. Phương thức cai trị của Hatshepsut là giành giật
và giữ quyền lực trong tay mình, điều đó thể hiện một mặt tối trong sự
cai trị và bản tính của bà. Bà vốn là một hoàng hậu đầy mưu trí của
pharaông Thutmose II, sau khi ông qua đời (năm 1479 trước công nguyên),
theo phong tục, bà sẽ trở thành người nhiếp chính và khi con của
Thutmose II với thứ phi Iset là Thutmose III đến tuổi trưởng thành, bà
phải trao lại quyền cai trị. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm sau khi nhiếp
chính, bà đã lên ngôi và tự xưng là pharaông. Do đó, các nhà sử học đã
đặt biệt danh cho bà là “Kẻ tiềm quyền hèn hạ”. Theo một vài giả
thuyết, người ta miêu tả nữ hoàng Hatshepsut có hình hài giống nam nhi
với các cơ bắp nở nang, mang trang phục và bộ râu truyền thống của các
pharaông. Một số giả thuyết khác thì cho rằng bà đã giả làm nam nhi để
lên làm pharaông. Nhiều nhà Ai Cập học ban đầu đã khẳng định rằng Quan
đại thần, Tể tướng dưới quyền cai trị của Hatshepsut, Senenmut, là
người tình của bà, và cũng là đồng bọn của bà trong âm mưu tranh giành
quyền lực. Hơn thế, người ta đã gán cho bà vô số tội danh, cho rằng bà
đã đầu độc chồng là Thutmose II và dùng nhiều thủ đoạn ngăn trở con
chồng là Thutmose III lên ngôi. Liệu Hatshepsut có đúng là một người
đàn bà đầy quyền lực với những âm mưu xấu xa và những thủ đoạn chính
trị thâm độc? Vì sao lại có những lời đồn đại xấu xa về bà?

Tìm ra lăng mộ

Tọa lạc trên những vách đá vôi cao nhất, đền đài của Hatshepsut là một
trong những kỳ quan nhân tạo của thế giới cổ đại. Bên ngòai đền thờ là
một dãy bậc thang và một dãy cột đá vôi. Cấu trúc của tòa đền thờ độc
đáo, khá lạ so với đền đài của các vị pharaông khác. Những sân thấp
trong đền là những hồ và vườn trồng hoa thơm cỏ lạ. Chúng ta có thể
nhìn thấy hình ảnh của Hatshepsut ở khắp mọi nơi. Hơn 100 bức tượng
khổng lồ với khuôn mặt hình hài của vị nữ pharaông này được tạc dưới
hình hài nhân sư như những bức tượng linh thiêng bảo vệ đền đài. Đi
càng sâu vào trong là càng nhiều hình ảnh của bà bới những biểu tượng
thiêng liêng khác nhau – Cầu gối khẩn xin đức Chúa trời, Đi vào cõi
vĩnh hằng, trong vỏ quả Osiris, lễ tạ thần Chết và Tái sinh.

Công trình kim tự tháp của Hatshepsut là một trong những công trình xây
dựng thể hiện tham vọng của vị nữ pharaông này so với những vị pharaông
khác. Bà bắt đầu xây dựng hai tòa tháp cao hơn 30 mét tại Thebes, trung
tâm hoàng tộc và tín ngưỡng của Triều đại Thutmoside. Xung quang đó ,
bà cho xây dựng những con đường hùng vĩ và những đền thờ uy nghiêm. Tại
Deir el-Bahri có dòng sông Nile chảy qua từ Thebes, bà đã xây dựng nên
công trình vĩ đại nhất của mình – Lăng mộ rộng bao la , với những nghi
lễ đảm bảo sau khi Hatshepsut băng hà.

Nhiều bức tượng lớn của nữ pharaông Hatshepsut được đặt trên các bậc
thềm để trang hoàng cho đền thờ của bà tại Deir el-Bahri, Ai Cập. Kỳ lạ
là, những bức tượng này, một vài bức được chắp ghép, một vài bức thì
còn là những mảnh vỡ rời rạc, nhưng vẫn còn lưu được đến ngày hôm nay,
và hiện đang được đem ra triển lãm. Tất cả những bức tượng này, một số
thì khắc họa bà như một phụ nữ, nhưng một số khác thì khắc họa bà như
một pharaông. Tuy có lớn hơn kích cở thật một chút, nhưng tất cả các
bức tượng đều có thể hình dung về bà, một phụ nữ mảnh dẽ, ngực tròn,
nhỏ ngồi trên ngai vàng và vận trang phục pharaông, hoặc đầu đội khăn.
Một vài nhà nghiên cứu tin rằng một vài bức tượng đã được tạc ra từ
thời Hatshepsut mới trị vì, trước khi bà tự xưng là pharaông nên những
bức tượng ấy vẫn tạc nên hình hài bà là một phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều
người khác tin rằng, dù tự xưng là pharaông , bà vẫn cảm thấy thích
được miêu tả như một phụ nữ và tất cả những bức tượng này đều được dùng
trong đền thờ của bà mà những người được đặc cách vào mới nhìn thấy.
Theo các bước tượng, bà có một đôi mắt hình quả mạnh to, mũi hơi khoằm,
cằm rộng và nụ cười bình tĩnh, tự tin. Có thực sự những bức tượng này
thể hiện được hình dạng của Hatshepsut? Hay cũng như những chân dung
của những pharaông khác, đều đã được các nhà điêu khác, các họa sĩ khéo
léo sửa đổi để làm hài lòng đức vua? Vào mùa thu năm ngóai, việc tìm
thấy xác ướp của Hatshepsut đã chứng thực cho điều này.

Đền thờ của Hatshepsut cho thấy những thành tựu đã đạt được trong thời
gian bà cai trị, việc mở rộng giao thương đến tận Punt, nằm bên eo biển
Hồng Hải, ngày nay có thể nằm ở Eritrea, những bức điêu khắc miêu tả
cảnh người Ai Cập trên những chuyến tàu đến Punt đã đem về rất nhiều
hàng hóa giá trị xa hoa như gỗ mun, gà, vàng, những động vật hiếm và
cây cảnh lạ. Một lời ca ngợi đề bên dưới bức khắc như sau: “Chưa từng
có vị vua nào trong lịch sử thế giới có thể mang về đất nước mình những
thứ như thế”. Là một công trình nghệ thuật, kiến trúc để ngợi ca bản
thân, đền thờ của Hatshepsut là một công trình vĩ đại đã phải huy động
rất nhiều nhân lực. Các nhà nghiên cứu cho rằng Senenmut, người chỉ huy
công trình này chắc chắn phải là một người tài ba xuất chúng, hoặc giả
ông là một nhà kiến trúc thực sự. Senenmut hầu như đã tìm cách tranh
đoạt quyền từ thời vua Thutmose II, khi ông được triệu đến dạy cho con
gái của Hatshepsut, Neferure. Nhưng sự ảnh hưởng của ông đã giúp
Hatshepsut đoạt được ngai vàng. Ông đã viết tổng cộng 93 đạo luật,
trong đó, đạo luật có giá trị nhất là “Người cầm quyền vĩ đại của Amun”
(Chúa trời của Thebes), nhờ vào đạo luật này, ông được giao phụ trách
tất cả các hoạt động kinh tế và xây dựng của Karnark.

Trong những tòa đền thờ Senemut miêu tả ông như một công thần giữ gìn
ngai vàng, một “người bạn tâm tình chân thành” của pharaông, người được
tòan dân kính phục. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng Senemut là
hậu thuẫn thực sự sau lưng Hatshepsut để đưa bà lên ngôi. Nhà sử học
Alan Gardiner vào năm 1961 đã viết “Không có một người phụ nữ nào, dù
có mạnh mẽ đến đâu, có thể đạt đến đỉnh cao thành công như vậy nếu phía
sau không có hậu thuẫn của một người đàn ông.” Ngày nay, ý kiến này đã
bị bác bỏ, vì cho rằng nó thể hiện sự thiên kiến dựa trên quan niệm
trọng nam khinh nữ và đã không đánh giá đúng tài năng của pharaông
Hatshepsut.

Một cuộc triễn lãm mới, “Hatshepsut: Từ hoàng hậu đến pharaông” đã được
thực hiện. Cuộc triễn lãm này bao gồm hơn 300 hiện vật được sưu tầm từ
lăng mộ, đền đài và cung điện, qua đó bộc lộ cuộc sống riêng tư của
Hatshepsut và những nhân vật cùng thời. Một hàng tượng nhân sư và dãy
bia đá, những vật trang trí và trang sức bằng vàng, những vật này cho
chúng ta thấy được dưới sự cai trị của bà, văn hóa nghệ thuật đã đạt
được thành tựu cao. Và bà đã sống và chết vô cùng xa hoa, phong vị.
Cuộc triển lãm còn cho ra đời tập ấn bản dài 340 trang tập hợp những
công trình nghiên cứu của các nhà khảo cố học từ xưa đến nay về
Hatshepsut , trong đó mô tả bà như một vị pharaông tàn độc nhưng có vị
trí vô cùng quan trọng trong lịch sử Ai Cập, ghi dấu bằng sự thống trị
chuyên chế của bà, người đã đoạt lấy quyền lực bằng mọi thủ đoạn chính
trị đầy tham vọng.


..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Icon_minitimeSun Sep 14, 2008 10:37 am
Sự thật về cuộc đời của nữ pharaông Hatshepsut

Hatshepsut được sinh ra vào thời hoàng kim của Ai Cập cổ đại, thời đại
thịnh trị và phồn vinh, còn được gọi là Triều đại mới. Cha của bà,
Thutmose I, là vị vua đầy uy tín với những chiến công quân sự huyền
thoại. Hatshepsut, theo các nhà nghiên cứu phỏng đoán, đã được sinh ra
vào thời gian cha mình đăng ngôi, khoảng thời gian năm 1504 trước công
nguyên, và khi ông ta còn trên những chuyến tàu đến Thebes để đánh quân
xâm lược, bà chỉ là một đứa bé mới biết đi. Từ bé, Hatshepsut tỏ ra rất
ngưỡng mộ cha mình. Về sau, khi xây dựng lăng mộ cho mình, bà cũng đã
tái thiết lăng mộ của cha. Sau khi Hatshepsut được sinh ra, Thutmose I
đã đặt tên bà có nghĩa là Người sẽ kế nhiệm ngai vàng. Việc này theo
các nhà nghiên cứu cho rằng không xác thực. Chỉ có 2 hoặc 3 người phụ
nữ quyền lực nhất Ai Cập cổ đại lên nắm quyền, trong đó, chỉ có
Hatshepsut có thể lên ngôi pharaông trong 1500, và mỗi người chỉ lên
nắm quyền khi không tìm được người đàn ông nào phù hợp để lên ngôi. (Nữ
hoàng Cleopatra đã cai trị vào thế kỷ 14 trước công nguyên)

Theo thể chế, ngôi vị pharaông được truyền từ cha cho con trai – thường
là con trai của chính nữ hoàng, nhưng nếu họ không có con để để truyền
ngôi thì ngôi vị sẽ được truyền cho con cái của anh em pharaông hoặc
cho con của pharaông với một trong những phi tần của ông. Ngòai
Hatshepsut và một đứa con gái đã chết non, tương truyền pharaông
Thutmose I còn có 2 con trai với nữ hoàng Ahmes, nhưng cả hai người con
này đều chết trước ông. Do đó, con trai của vợ hai, Mutnofret đã lên
ngôi và trở thành Thutmose II. Để củng cố dòng máu hoàng tộc sau này,
vua Thutmose II đã cưới người chị cùng cha khác mẹ của mình là
Hatshepsut. Và Hatshepsut đã trở thành Hoàng hậu của Ai Cập từ năm 12
tuổi.

Các nhà sử học đã miêu tả Thutmose II là một người nhu nhược và vô tích
sự, do đó, Hatshepsut đã dễ dàng khống chế ông. Tuy nhiên ở những tượng
đài công cộng lại tạc tượng Hatshepsut đứng khiêm nhường phía sau chồng
bà. Mặc dù, bà cùng với chồng đã sinh ra một công chúa là Neferure (đứa
con duy nhất của Hatshepsut mà lịch sử biết đến), Hatshepsut không có
con trai. Nên khi Thutmose II băng hà tuổi còn rất trẻ, chừng 20 (1479
trước công nguyên), ngai vàng đã thuộc về con của ông ta với một phi
tần khác trong hậu cung, sau này trở thành Thutmose III. Đứa trẻ này
trở thành một ông vua và là một chiến binh giỏi của Ai Cập. Nhưng lúc
cha ông băng hà, ông mới chỉ là một đứa trẻ sơ sinh quấn tả nằm trong
nôi – quá nhỏ để cai trị đất nước. Trong hoàn cảnh đó, hoàng hậu đã nắm
quyền nhiếp chính, điều khiển hệ thống quan lại và triều đình cho đến
khi con của vua Thutmose II đến tuổi trị vì.

Tiếu Chi

(báo điện tử VietNamNet - theo Smithsonian)

LoveBaby Rjn
LoveBaby Rjn
Test mod
    Test mod
Nữ
Age : 30 Registration date : 15/07/2008 Tổng số bài gửi : 553 Đến từ : I'm Back Job/hobbies : and Coming to U Humor :


Bài gửiTiêu đề: Re: Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Icon_minitimeSun Sep 14, 2008 10:37 am
+ 15 điểm
cảm ơn nh0c vì bài viết
sm

..::Nh0c_tj::..
..::Nh0c_tj::..
Thành viên tích cực
Nam
Age : 33 Registration date : 08/08/2008 Tổng số bài gửi : 597 Đến từ : Một nơi rất xa ! Job/hobbies : ko bít nữa ! :-) Humor : Măm & ngủ ^^


Bài gửiTiêu đề: Re: Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Icon_minitimeSun Sep 14, 2008 10:44 am
Một vài ảnh minh họa hihi
Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Hatshepsut
Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Hatshepsut-1
Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Hatshepsut-2
Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Hatshepsut1
tấm nj` nhìn knh dị qé hhihi ! oni8
Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập R155168_559352


Sponsored content



Bài gửiTiêu đề: Re: Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Icon_minitime
Bí ẩn về Nữ Pharaông duy nhất của Ai Cập Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chocoland :: 

-‘๑’- Thế giới giải trí -‘๑’-

 :: 

Choco land - Nghệ thuật sống

 :: 

Chuyện lạ (những câu chuỵện kì thú)

-