Chocoland
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


♫ Wish a lucky star will fall upon you, ...and make your wishes come true ♫
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập









Forum chuyển tới http://chocolandno1.co.cc/ or http://chocoland.byethost6.com/


thời thơ ấu... Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

LoveBaby Rjn
LoveBaby Rjn
Test mod
    Test mod
Nữ
Age : 30 Registration date : 15/07/2008 Tổng số bài gửi : 553 Đến từ : I'm Back Job/hobbies : and Coming to U Humor :


Bài gửiTiêu đề: thời thơ ấu... thời thơ ấu... Icon_minitimeTue Jul 15, 2008 9:26 pm
Tôi cầm que kem bố cho chạy ra khoe với bọn bạn. Ngày đó kem rất hiếm, nhiều đứa thậm chí còn chưa biết kem là gì nên trông thấy tôi, bọn chúng hét toáng lên: "Ê ê ! Đồ thằng ăn… xà phòng!".


Cuộc sống ở thôn quê thật êm đềm.
Ngày đó tôi 5 tuổi, chị 7 tuổi và em trai 4 tuổi, cùng bố mẹ sống trong căn nhà với mảnh vườn nhỏ, góc sân, ao cá… Với chúng tôi, chiếc ao là một địa điểm vui chơi đầy hấp dẫn và sợ hãi. Sự sợ hãi xuất hiện khi bố luôn bảo: "Dưới ao có ngáo ộp đó!"

Với chúng tôi ngày ấy, ngáo ộp là một con quái vật gớm ghiếc, to lớn, tay chân dài lòng thòng, mặt mũi xanh lè; chỉ cần nghe đến nó là đã lấm lét sợ hãi. Khi xuống ao bắt cá, lần nào bố cũng giả vờ chới với, một tay chúi dưới nước, một tay giơ lên khua nước tung tóe và hét toáng: "Cứu, cứu! Ngáo ộp lôi bố, cứu bố với!".

Thế là trên bờ, ba chị em tôi lại hét toáng lên và tin rằng dưới ao có ngáo ộp thật. Mãi đến khi lớn hơn một chút, tôi mới biết đó chỉ là màn hù dọa của bố để chúng tôi không dám ra ao chơi nữa.

Nhưng trẻ con hay quên. Ngày hôm qua hình ảnh con ngáo ộp còn đáng sợ đến thế, đến hôm sau đã tan biến đi đâu hết, chỉ còn sự lôi cuốn với những trò chơi bên bờ ao. Một lần khi thấy anh hàng xóm câu cá, 3 chị em quyết định bắt chước. Sau một lúc loay hoay, chúng tôi cũng có một chiếc cần câu hoàn hảo làm bằng que củi nhỏ, sợi cước được thay thế bằng sợi chỉ, còn móc câu thì… không có. Thế là con mồi - chú cào cào - được buộc thẳng vào sợi chỉ.

Cả ba hăm hở tiến ra bờ ao với bao nhiêu là khấp khởi. Trong đầu tôi lúc đó có hình ảnh của những chú cá giãy giụa khi bị bắt lên bờ, nhưng đợi mãi, đợi mãi, chẳng thấy chú cá nào đớp mồi cả. Dường như để động viên tôi và thằng em, chị tôi nói: "Chắc là bầy cá nhà ta đi chơi cả rồi".

Trong lúc rảnh rỗi chờ cá về, chị giảng giải cách câu cá: "Lúc cá cắn câu thì phải từ từ nhấc cần lên khỏi mặt nước, phải thật nhẹ nhàng để con cá không biết mình bị câu lên, rứa mới bắt được cá". Hừ, chị không biết gì cả, tôi nghĩ thế và cãi lại: "Không phải rứa! Khi cá cắn câu là phải giật thật nhanh để cá bị bất ngờ, không biết mình bị câu, rứa mới câu được cá".

Hai chị em tôi chẳng ai chịu ai. Sau này thì tôi biết mình đúng; nhưng lúc đó không làm sao chứng minh được bởi suốt cả buổi, bầy cá của nhà tôi vẫn đi chơi không chịu về.

Ngày đó, ngoài nỗi sợ ngáo ộp, chúng tôi còn có một nỗi sợ khủng khiếp, thường trực hơn, đó là bà Huấn hàng xóm. Ngày nào cũng thế, bà cầm một chiếc liềm đi làm ngang nhà tôi. Bố tôi dọa, ai mà không nghe lời là bị bà mổ bụng, moi gan.

Bị mổ bụng, bạn đã bao giờ nghe ai dọa thế chưa? Nếu bằng tuổi tôi ngày đó mà không sợ bị mổ bụng thì bạn là nhất đấy. Còn chúng tôi thì ngày ngày vào khoảng thời gian bà Huấn cầm liềm đi qua đều phải cảnh giác để mà… trốn; lúc thì nép sau cánh cửa, lúc thì sau bộ bàn ghế, hay tủ quần áo. Nhưng có những hôm không thể trốn được nữa, bởi nỗi sợ hãi của chúng tôi từ ngoài cổng bước vào nhà.

Tôi không biết những lần đó bà Huấn vào chơi hay là bố gọi bà vào do chúng tôi phạm lỗi. Chỉ thấy bà dọa: "Đứa mô không nghe lời là tau mổ bụng, moi gan". Đáp lại câu dọa nạt là ba đôi mắt lấm lét nhìn về phía bà với chiếc liềm trên tay. Khỏi phải nói, sau những lần như thế, chúng tôi lại nghe lời một cách răm rắp.

Tôi còn nhớ ngày đó bố hay hút thuốc. Mỗi lần
hút, bố thường sai đi lấy bật lửa. Hai anh em bao giờ cũng giành nhau
làm để lúc đưa cho bố sẽ được khen: "Giỏi!". Lần nào tôi cũng thắng.
Tôi lớn hơn nên có lợi thế chạy nhanh hơn. Nhưng thằng em tôi cũng
không vừa, lợi thế của nó là… khóc. Mỗi lần tôi chạy đến đưa bật lửa
cho bố là nó lại khóc toáng lên, tôi từ người thắng cuộc lại bị xử ép
khi bố bảo: "Thôi anh phải nhường em, để lại chỗ cũ cho em đến lấy!".

Những
lúc như thế, tôi tức thằng em tôi lắm, nhưng cũng phải để lại chỗ cũ
cho nó đến lấy. Đã thế, lúc nghe bố khen, nó còn nhe răng cười mới bực
chứ. Nói thế chứ ngày đó tôi thương em lắm. Những lần nó phạm lỗi, bố
tôi lại dọa (sao bố hay dọa thế không biết) thả nó xuống giếng. Tôi
chạy theo níu lấy bố khóc rống lên: "Bố ơi, bố tha cho em!". Lúc đó tôi
vẫn biết bố chỉ dọa thế thôi, nhưng vẫn mong manh nỗi sợ bố sẽ thả em
xuống giếng thật thì... sẽ mất em.

Đối nghịch với cảm giác sợ
ngáo ộp và bà Huấn là niềm vui khi được đi đón bố hoặc mẹ đi làm về. Cứ
chiều chiều, ba chị em lại đi ngược lên con dốc dài khoảng 50 m, thấy
bóng bố từ xa là vẫy tay gọi, rồi được bố đèo bằng xe đạp xuống dốc về
nhà.

Khi đó kẹo bánh là một cái gì đó thật xa xỉ với bọn trẻ
con. Nhưng chúng tôi thì khác, ngày nào bố cũng có kẹo vì công ty bố
sản xuất. Chúng tôi ăn nhiều chán đến nỗi cho cả cô công an trong tờ
lịch ăn kẹo bằng cách bôi kẹo lên miệng cô. Chỉ vài ngày sau, cô công
an từ chỗ trắng trẻo là thế bỗng… mọc râu lem nhem.

Có lần quà
bố mang về là những que kem màu hồng. Tôi mừng lắm, cầm ngay que kem
chạy ra khoe với bọn bạn. Ngày đó kem thật hiếm, thậm chí nhiều đứa mới
chỉ nghe đến thôi chứ chưa thấy bao giờ, nhất là loại kem màu hồng của
bố. Thế nên trông thấy tôi, bọn chúng hét toáng lên: "Ê ê ! Đồ thằng
ăn… xà phòng!".

Tôi tức lắm, cả que kem ngon thế mà chúng dám
bảo là xà phòng, láo thật. Nhưng không có cách nào cho chúng biết cả.
Chẳng nhẽ cho chúng cắn thử một miếng, mỗi đứa một ít thì đi tong que
kem. Tôi vốn tham lam nên thôi kệ chúng, ăn cái đã.

Còn mẹ tôi
là công nhân của nông trường cà phê, khi đi làm thường mang gánh theo.
Mỗi lần ra đón mẹ, anh em tôi lại được ngồi vào hai chiếc thúng để mẹ
gánh về nhà. Khỏi phải nói lúc đó tôi sung sướng thế nào. Cảm giác được
mẹ gánh thật tuyệt vời, tôi bay bổng theo từng nhịp đi của mẹ. Nhiều
đêm tôi vẫn thầm ước được trở về ngày xưa đó, lại được mẹ gánh đi trong
niềm hạnh phúc của tình thương…

Có lần tôi đang cùng thằng em và
mấy đứa bạn chơi sau nhà thì phát hiện một tổ ong rất to. Cả bọn cùng
hò nhau lấy đất đá ném mù mịt vào tổ ong. Bầy ong trở nên hung tợn, lao
vào chúng tôi. Cả bọn co giò chạy, nhưng càng chạy thì bầy ong càng
đuổi theo nhiều hơn. Tôi chợt phát hoảng khi quay lại, thấy thằng em
chạy mà cứ như đi bộ nên rơi lại phía sau (vì nó nhỏ nhất mà). Tôi nghĩ
kiểu này thì nó sẽ bị đàn ong thịt mất thôi. Nhưng thật lạ, bầy ong cứ
nhè chúng tôi mà lao tới, còn thằng bé thì vẫn không hề hấn gì…

Kết
cục là dù đã cố chạy thật nhanh, lũ chúng tôi mỗi thằng vẫn lĩnh không
biết bao nhiêu là vết chích. Cả lũ gào khóc thảm thiết. Và khi bầy ong
đã no nê thì thằng em tôi bình thản chạy đến, nó chẳng hề hấn gì. Phải
công nhận là cái dáng chạy của nó rất buồn cười, cứ lon ton lon ton thế
nào ấy. Dường như bầy ong cũng vui vui khi thấy cái dáng chạy như đi bộ
của nó mà tha cho nó chăng?

Nếu có ai hỏi tôi về chiến công ấn
tượng nhất, tôi sẽ nói rằng đó là bắt lợn. Bố và mẹ đều đi làm, ba chị
em tôi đang chơi ngoài sân thì con lợn dường như chán cái cảnh suốt
ngày nằm ngủ nên đã vọt ra khỏi chuồng đi chơi. Nó chạy loanh quanh bên
thành giếng.

Ba chị em thi nhau rượt theo con lợn làm nó kêu
rống lên rồi bỏ chạy. Chị tôi là con gái nên chỉ được cái mồm to: "Bắt
lại, bắt lại!", còn thằng em nhỏ quá nên cũng chẳng đuổi kịp con lợn
ham chơi. Tôi chạy nhanh nhất, bám sát con lợn. Nó thì cứ chạy lòng
vòng, kêu eng éc đến là khó chịu. Nhưng rồi thật may mắn, tôi đã túm
được cái đuôi của nó.

Lúc đó tôi sợ lắm, lỡ nó quay đầu lại
ngoạm tay tôi một phát thì tiêu. Thế là tôi hét toáng lên bảo chị lấy
cái chậu bên thành giếng úp nó lại. Rồi chúng tôi háo hức nghĩ tới lúc
bố mẹ về để khoe và được khen giỏi. Ngày đó sao mà chúng tôi thích được
bố mẹ khen thế không biết. Chỉ cần nghe: "Giỏi!", thật đơn giản nhưng
lại rất tự hào!

(sưu tầm)
thời thơ ấu... Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chocoland :: 

-‘๑’- Thế giới giải trí -‘๑’-

 :: 

Choco land - Nghệ thuật sống

-