Chocoland
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


♫ Wish a lucky star will fall upon you, ...and make your wishes come true ♫
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập









Forum chuyển tới http://chocolandno1.co.cc/ or http://chocoland.byethost6.com/


Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

sad
sad
Vip chocoland
Nữ
Age : 28 Registration date : 14/07/2008 Tổng số bài gửi : 86 Đến từ : Gakuen Alice Job/hobbies : hs Humor :


Bài gửiTiêu đề: Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Icon_minitimeWed Jul 16, 2008 7:45 am
Nguồn:accvn.net
1000 năm lịch sử manga
Không ai biết được từ lúc nào và tại sao người ta lại sáng tác truyện tranh, nhưng có thể đó là do niềm vui và có 1 sự bộc phát không thể nào kiềm chế được của các họa sĩ. Những bức tranh vẽ sớm nhất đã được tìm thấy ở những nơi không thể ngờ tới.
Trong suốt thế kỷ thứ 6 và 7 sau công nguyên, đế quốc Nhật Bản bị nền văn minh Trung Quốc ảnh hưởng rất nhiều, đây là thời kỳ mà văn hóa Trung Quốc du nhập ồ ạt vào Nhật Bản. Đạo phật được truyền bá rộng rãi và được xem như là 1 niềm tin mới cùng với sự xuất hiện của hàng loạt chùa chiền. Những bức tranh vẽ về mọi thứ, từ người đến vật, kể cả những bức tranh về vật XXX (khỏi nói thì mọi người cũng biết thứ gì gùi hén ) đã được tìm thấy rất nhiều trên các bức tường của 2 ngôi chùa cổ nổi tiếng, chùa Toshodaiji (Tooshoodaiji) và chùa Horyuji (Hooryuuji) trong địa phận thành phố Nara. Những bức vẽ nguyệc ngoạc ấy dường như được các người thợ xây chùa sao chép lại hay tự vẽ ra.
Và rồi, vào đầu thế kỷ thứ 12, người họa sĩ đầu tiên của Nhật Bản đã xuất hiện ông vừa là hoạ sĩ, vừa là 1 hòa thượng, Nhà sư Toba. Chojugiga (Choojuugiga) hay còn được gọi là "Animal scroll" được xem là tác phẩm bằng tranh đầu tiên có nội dung như một truyện chữ. Những bức tranh này có nét vẽ giống như các bức tranh Trung Quốc, nhưng Toba đã khéo léo thêm vào những chi tiết hài hước và đời thường (không như tranh Trung Quốc thường trang trọng, hùng vĩ). Thế thì nó diễn tả những gì? Trong Chojugiga hành động của những con vật được nhân cách hoá, có thể là 1 con cóc mặc áo cà sa, hay là 1 con khỉ đang cầm tràng hạt niệm phật ... Sau này, phong cách của Walt-disney khi vẽ về các con vật cũng nhân cách hoá như vậy.


Truyện tranh truyền thống

Những "cuộn giấy tranh" (picture scroll) như Chojugiga là những bộ hiếm hoi còn sót lại cho đến nay. Những cuộn giấy trước đây không phải như bây giờ, nó không được phân ra thành nhiều trang và được chia khung hình như 1 cuốn truyện tranh bình thường mà đó là 1 chuửi các hình vẽ liên tục. Lúc đầu người ta vẽ kèm theo 1 đoạn hội thoại, nhưng vì chiều dài của bức tranh (thường là 80 feet) nên làm chuyện này là không cần thiết.
Cũng giống như các bộ môn nghệ thuật khác, truyện tranh Nhật cũng có những chủ đề về tôn giáo, nhưng những chủ đề này vẫn không dấu đi được tính hài hước mà người họa sĩ thể hiện. Trong suốt thời kỳ Kamakura (1192-1333), khi nội chiến lan rộng khắp nước, những bức tranh thường diễn tả 6 thế giới quan của phật giáo - Thiên đàng, địa ngục, con người, động vật, cô hồn* và Ashura (người khổng lồ **). Chúng nhắc nhở con người về những giáo điều của đạo Phật về thế giới vật chất. Nhưng trong 1 chừng mực nào đó, nó khiến con người suy nghĩ về cái si hơn là phải chịu đựng cái khổ. Do đó, trong cuốn Jigoku Zoshi (Zooshi) (Hell Scroll). Gaki Zoshi (Zooshi) (Hungry ghost scroll) va Zamai Zoshi (Zooshi) (Disease Scroll), cái khổ được miêu tả bằng chủ nghĩa hiện thực mạnh mẽ: cô hồn nhảy múa trước mặt người đang co rúm vì sợ hãi, quỷ dữ vui đùa trong đêm tối, ma đói đang ngấu nghiến ăn mùa màng, còn người thì phải ăn những thứ dơ bẩn ... Nhưng cho dù thế giới này có được miêu tả ma quái đến đâu đi chăng nữa, thì người họa sĩ cũng đem vào đó 1 tia sáng hy vọng, 1 niềm vui và những hình vẽ hóm hĩnh.
Những chủ đề không nói về tôn giáo, phát triển rất mạnh, nhiều tác phẩm thể hiện một phong cách độc đáo, vui tươi và cũng có phần nổi loạn điên cuồng gần giống với phong cách manga ngày nay. Hohigassen (Hoohigassen) kể chuyện về 1 số người đàn ông đang thi nhau xem ai đánh rắm được nhiều nhất . Nhiều thế kỷ sau, người Nhật đã tổ chức 1 cuộc thi đánh rắm trên truyền hình và đã có 1 thể loại truyện riêng về chủ đề này có tên là Unko manga hay Shit comics. Hay cuốn Yobutsu (Yoobutsu) Kurabe (Phallic contest ***) miêu tả những người đàn ông đang tranh nhau cái XXX của mình xem ai lớn hơn, hiện tại bây giờ, trên các truyện tranh, vấn đề này không còn gì là mới mẻ cả. Tại sao người ta lại có thể sáng tác ra những tác phẩm như thế? Có nhiều giả thiết, nhưng giả thiết mà nhiều người cho là đúng nhất chính là do sự đóng góp của tác giả cuốn Chojugiga (Animal scroll) - Nhà sư, hoạ sĩ Toba.

* Nguyên bản là Hungry ghost
** Nguyên bản là Titan
*** Dịch ra là cuộc thi XXX

sad
sad
Vip chocoland
Nữ
Age : 28 Registration date : 14/07/2008 Tổng số bài gửi : 86 Đến từ : Gakuen Alice Job/hobbies : hs Humor :


Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Icon_minitimeWed Jul 16, 2008 7:46 am
Chojugiga (Choojuugiga) - "Những bức tranh vui về động vật và chim chóc" là tên của bốn bộ truyện được vẽ bằng bút lông trong thế kỷ 12 (dĩa nhiên là những bộ này không có màu gì hết). Có nhiều giả thiết cho rằng tất cả chúng đều do hoạ sĩ Kakuyu (Kakuyuu) - Nhà sư Toba (1053-1140), nhưng lại có nhiều ý kiến khác nói Toba chỉ sáng tác 2 bộ đầu tiên mà thôi. Bộ thứ nhất nói về thỏ rừng, khỉ, ếch, cáo đang thực hiện những hoạt động thường ngày của con người - tắm trên sông, bắn cung, thờ cúng... Ếch thì mặc áo cà sa, thỏ là 1 thương gia ... Nhiều nhà nghiên cứu cho chi rằng, bộ truyện là 1 sự bắt chước những tầng lớp suy đồi của XH phong kiến lúc bấy giờ. Có nhiều người nhận xét, đó là 1 trong những bộ truyện được vẽ bằng bút lông đẹp nhất, và những hình vẽ ấy rất giống với những hình vẽ động vật mang phong cách phương Tây ngày nay. Bộ thứ 2 cũng là những mảng phác họa khá vui nhộn về thế giới động vật. Nhưng bộ thứ ba và thứ tư thì thật sự vui nhộn, nó không chỉ nói về động vật mà còn miêu tả cảnh những nhà sư đánh bạc, đá gà, móc túi ... Hiện nay, bộ Chojugiga đang được cất giữ ở chùa Kozanji (Koozanji) ở Kyoto.

Gaki Zoshi (Zooshi) (Hungry ghost scroll): được vẽ vào cuối thế kỷ 12 hiện nay chưa biết ai là tác giả. Được vẽ bằng màu, nó phác họa những nổi đau mà con người phải chịu đựng trước nạn hoành hành của bọn cô hồn ngạ quỷ. 800 năm sau, vào năm 1970, Joji (Jooji) Akiyama trên tinh thần này đã kết hợp nội dung bộ truyện để cho ra đời tác phẩm của mình Ashura.

Hyakki Yako (Yakoo) (Night walk of the hundred demon), được vẽ vào thế kỷ 15 bởi danh họa Mitsunobu Tosa. Theo dòng thời gian, đã có nhiều họa sĩ kế thừa truyền thống của Hyakki Yako, trong đó có Shigeru Mizuki, 1 họa sĩ tiên phong của thể loại truyện ma.

Hohigassen (Hoohigassen) (Farting contest), đây là bộ truyện được vẽ theo phong cách của Toba, trong đó có đoạn miêu tả 4 người đàn ông ăn 1 củ khoai lớn rồi thi nhau đánh rắm vào 1 cái bao và phả lại vào mặt đối thủ, mửi người dùng 1 cây quạt để tự vệ

sad
sad
Vip chocoland
Nữ
Age : 28 Registration date : 14/07/2008 Tổng số bài gửi : 86 Đến từ : Gakuen Alice Job/hobbies : hs Humor :


Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Icon_minitimeWed Jul 16, 2008 7:48 am
Phần 1 : thuở khai sinh tăm tối



Có lẽ rằng, ví dụ đầu tiên về cái được gọi là manga là những bức tranh giấy cuộn được vẽ vào thế kỉ thứ VI-VII bởi những tu sĩ Phật giáo. Những tranh cuộn này thường sử dụng các hình tượng phổ biến, chẳng hạn như hoa anh đào và lá phong đỏ để báo hiệu sự chuyển giao của thời gian. 1 trong những bức tranh nổi tiếng đó là Choujuugiga - có nghĩa là "bức tranh cuộn về muôn loài" - bức tranh này vẽ những con vật với hình dáng được nhân cách hoá và châm biếm
Trong khoảng những thập kỉ đầu của thế kỉ 13, những bức tranh đã bắt đầu được vẽ trên tường điện thờ, nó mô tả hình ảnh của kiếp luân hồi và vạn vật. Những bức tranh này vẫn còn ở dạng thô mộc và thường thổi phồng, phóng đại lên về vai trò của những linh vật, và đôi khi còn là nguồn gốc phát sinh ra các truyền thuyết/giai thoại đặc sắc nay đã trở thành 1 phần của nền văn hoá Nhật. Truyền thống độc đáo này được tiếp diễn cả trăm năm sau, và phân nhánh thành nhiều chủ đề khác.
Trong khoảng thời gian đầu thế kỉ 16, những bức tranh này đã tạo ra cho mình 1 sức cuốn hút riêng. Chúng không được vẽ trên tường điện thờ nữa mà được vẽ trên tường điện thờ nữa mà được vẽ trên những khối gỗ lớn. Đó là vào thời Edo và những chủ đề đã được chủ động, không chỉ đơn thuần về tôn giáo mà còn là những bức tranh khoả thân , tranh châm biếm... Cũng trong khoảng thời gian này, từ "manga" lần đầu tiên được dùng để chỉ phong cách nghệ thuật. Những bức tranh này thường được vẽ với chỉ 2 màu đen và trắng, cùng với những đường nét đơn giản và những hình khối cơ bản
Năm 1702 , Shumboko Ono - người được xem như 1 mangaka đầu tiên - đã làm 1 cuốn sách tranh với nhiều chương mục ( có thể nói rằng đây chính xác là 1 cuốn sách tranh chứ ko phải là 1 câu chuyện hoàn chỉnh ) . Phương pháp làm sách này tiếp tục phát triển hơn trăm năm sau , trong những cuốn sách mà những câu chuyện được vẽ với mực Tàu --> làm mờ đi những nét khác biệt giữa lời văn và tranh vẽ trong mỗi đoạn . Nét đặc trưng của Toba-e , tiếp tục phát triển cho đến khi chúng trở thành 1 dạng tác phẩm tác phẩm thực thụ , được chấp nhận trong hầu hết xã hội Nhật Bản ngày ấy. Cuốn sách nổi tiếng nhất trong số chúng chính là Ukiyo-e , 1 cuốn sách mô tả về những thú vui khoái lạc của các lứa tuổi . Vào khoảng cuối thế kỉ 18 , Kibyoushi - hay còn được gọi là "yellow-covres" trở nên rất nổi tiếng .



Năm 1815 , 1 cuốn manga đích thực được sáng tác bởi tác giả Hokusai ( 1760-1849) - ông đã sáng tác hơn 30000 tác phẩm suốt cuộc đời mình . Ông ấy cũng là tác giả của tác phẩm khắc gỗ nổi tiếng Great Wave - tác phẩm này nay đã trở thành 1 di sản của Nhật Bản . Ông đã định nghĩa manga theo cách nhìn chuyên nghiệp hoá như thế này : "man" có nghĩa là "ko nghiêm túc" hoặc "bất thường , kì dị" ; và "ga" thì có nghĩa là "tranh ảnh" ( tôi nghĩ rằng điều này bắt nguồn từ những bộ manga ko đứng đắn như Ukiyo-e hay Toba-e và đã ăn sâu vào tâm trí người Nhật)

sad
sad
Vip chocoland
Nữ
Age : 28 Registration date : 14/07/2008 Tổng số bài gửi : 86 Đến từ : Gakuen Alice Job/hobbies : hs Humor :


Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Icon_minitimeWed Jul 16, 2008 7:49 am
Phần 2 : hội nhập và đấu tranh



Khi Nhật Bản bước vào giai đoạn mở cửa , những tác giả Châu Âu đã du nhập vào Nhật phong cách vẽ và phong cách đánh bóng tranh , xây dựng bối cảnh và chi tiết truyện . Họ cũng truyền lại cách ghi lời thoại ở từng ô tranh . Cũng thời gian đó , kĩ thuật in tiên tiến hiện đại cũng được tiếp nhận và cho thấy nhiều tiện ích hơn là kiểu in cũ . Dưới sự ảnh hưởng của Phương Tây , người Nhật đã bắt đầu làm ra 1 tạp chí trào phúng tương tự như Punch < tạp chí trào phúng của nước ngoài> , tạp chí nổi tiếng trong số chúng chính là Marumaru Chimbun , xuất bản năm 1877
Vào khoảng cuối thế kỉ 19 , cuốn truyện tranh đầu tiên được xuất hiện trên John Pulitzer's New York World . Truyện tranh thuộc dạng này thường xuất hiện trước trên các tạp chí rồi mới trở nên phố biến , và các tác giả Nhật sau đó mới trở nên thành đạt , giàu có . Nhưng trong suốt những năm 1920 cho đến 1930 , chính phủ Nhật bắt đầu hăm doạ các tác giả và các NXB . Rất nhiều tờ báo phải đóng cửa hoặc tự kiểm duyệt 1 cách gắt gao và hàng loạt các chủ bút ( tổng biên tập) bị bắt giữ. Sự bắt giữ này xảy ra thường xuyên đến nỗi các tờ báo đôi khi phải mướn về những "chủ bút làm công" - những người có tiếng nói với chính quyền - để có thể tự cứu lấy công ty của ông ta



Chiến tranh Thế Giới lần II đã mang loại trừng phạt này đến hồi gay gắt . Các tác giả bị buộc phải tin tưởng và ủng hộ những gì chính quyền đang thực hiện ; nhiều người bị ép buộc gia nhập Tenkou , đây là 1 dạng cưỡng ép độc tài . Những người chịu hợp tác sẽ được tặng thưởng , còn những người chống lại sẽ bị trừng phạt năng nề , bị bỏ tù , bị khai trừ và bị cấm viết. Những tác giả này bị ép buộc phải viết , vẽ những tác phẩm ca ngợi chế độ quân phiệt và phỉ báng kẻ thù của Đại Nhật Bản . Tuy nhiên , số đông nhửng tác-giả-chân-chính đã đấu tranh và chống lại chính sách tai quái này.



Sau khi thế chiến thứ II kết thúc , nền truyện tranh và hoạt hình dần dần lấy lại chỗ đứng của mình . Các NXB cũng lấy lại được sức mạnh của mình - như trước thời chiến tranh chưa xảy ra , mặc dù giờ đây họ ngập chìm trong mối công việc rối ren , hỗn độn ; kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt công ty nhỏ. Các công ty này đã sản xuất ra 1 loại truyện tranh giá rẻ , được gọi là red book " cuốn sách đỏ" . 1 trong những tác giả của red book là 1 sinh viên y khoa tên là Osamu Tezuka

Phần 3 : sự thăng hoa



Tezuka
Osamu , ông được xưng tụng là thần manga , ông cũng là người đã có công
tạo ra nền truyện tranh hiện đại Nhật Bản ngày nay . Mighty Atom , tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông , đã được yêu thích trên toàn thế giới và
vào năm 1960 , nó được dựng thành phim hoạt hình tại Mĩ với cái tên
Astro Boy . Trong tiểu sử của mình , Tezuka đã mô tả cái cách ông làm
cho manga của mình khác biệt với lớp tiên phong đi trước :

" hầu
hết manga được vẽ với chiều sâu bối cảnh tạo hình giống như trên 1 sân
khấu kịch . Lối đi của diễn viên từ bên trái đến bên phải của sân khấu
luôn là tâm điểm chú ý của khán giả . Tôi đã nhận ra rằng ko có cách
nào khác để gây ra 1 cảm xúc mạnh mẽ về tâm lí với cách dàn dựng này ,
vì thế , tôi bắt đầu áp dụng những kỉ xảo điện ảnh từ các bộ phim Pháp
, Đức mà tôi đã từng học . Tôi đã thao tác với những cận cảnh và cảnh
xiên góc , và cố gắng sử dụng nhiều hình ảnh /giấy vẽ để bắt được các
chuyển động của nhân vật . Chính vì thế , mỗi tác phẩm của tôi thường
dài hơn 1000 trang . Tôi đã sử dụng nhưng chủ đề với nước mắt , sự
tuyệt vọng , đau đớn , sự tức giận , sự căm hờn .... để làm cho những
câu chuyện ko phải lúc cũng có kết cục có hậu"



Sau khi
vẽ 4 manga-tuyên-truyền cho các tạp chí , Tezuka đã khởi đầu sự nghiệp
vào năm 1947 với manga New Treasure Island , 1 câu chuyện được xuất bản
trong 1 tập akahon ( sách đỏ) , đây là loại sách với giá thành rẻ với
cái bìa màu đỏ loè loẹt. Akahon đã là 1 hình thức giải trí được trẻ em
lựa chọn ( vì lúc này Xh Nhật Bản vẫn còn nghèo đói sau chiến tranh) .
Manga New Treasure Island đã phá kỉ lục về số bản bán ra , hơn 400000
bản. Tezuka đã chuyển về sống tại căn hộ ở Tokyo - gần NXB nơi ông cộng
tác và nhanh chóng phát triển 1 lớp mangaka kế cận , thậm chí 1 vài
người trong số họ đã chuyển đến sống cùng với ông .

Năm 1956 ,
hãng phim hoạt hình Toei Animation được thành lập . Chủ của nó , ông
Hiroshi Okawa , muốn xây dựng 1 hãng phim hoạt hình Nhật ngang tầm vóc
với hãng Disney . Sản phẩm phim đầu tay của hãng này là , The Tale of
the White Serpent , được ra mắt năm 1958 . Bộ phim này , và thêm 1 vài
bộ phim khác của hãng này , đã mở đường cho nền công nghiệp hoạt hình
Nhật Bản . Sau đó , Osamu Tezuka đã thành lập 1 xưởng vẽ phim riêng và
bắt đầu sản xuất những TV series đầu tiên . Phim Tetsuwan Atomu của ông
là loạt series phm hoạt hình đầu tiên xuất hiện trên truyền hình Nhật
Bản

sad
sad
Vip chocoland
Nữ
Age : 28 Registration date : 14/07/2008 Tổng số bài gửi : 86 Đến từ : Gakuen Alice Job/hobbies : hs Humor :


Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Icon_minitimeWed Jul 16, 2008 7:53 am
Năm 1815, từ manga được tạo ra bởi nghệ sĩ khắc gử nổi tiếng Hokusai. Ông dùng hai âm Hán - man ('tự do') và ga ('bức tranh') để diễn tả 'truyện tranh' của mình. Thế nhưng, một thiên niên kỷ trước Hokusai, Nhật Bản đã có manga, dưới dạng những bức tranh cuộn với từng chuửi các hình và chữ liên kết với nhau để kể chuyện. Những bức tranh cuộn đầu tiên (Bức bên trái từ thế kỷ 12 và dưới là bức từ thế kỷ 13) là dành riêng cho tầng lớp thượng lưu thời đó nhưng manga ngày này thì chủ yếu dành cho đông đảo quần chúng. Vào cuối thế kỷ 18, sự thay đổi mạnh mẽ về văn hoá đã diễn ra ở tầng lớp trung lưu khi họ sáng tác ra những tác phẩm giống manga cho đông đảo quần chúng. Sách được in bằng khuôn gỗ. Những truyện dành cho người lớn có sự tường thuật và những đoạn đối thoại được viết bằng chữ mờ đã tạo ra thể loại kết hợp cả chữ và tranh.
Cũng giống như manga, thể loại này bao gồm: hài hước, kịch, phiêu lưu và cả khiêu dâm nữa. Khi Nhật Bản tiếp thu nền văn hoá, kỹ thuật và kiến thức phương Tây vào cuối thế kỷ 19 thì những 'manga' này bị thay thế bởi sự lai tạp giữa truyền thống và hoạt hoạ phương Tây. Nửa sau thế kỷ 20, truyện tranh Nhật Bản và Mỹ tuy có nhiều sự giống nhau và đều rất phổ biến nhưng Nhật Bản vẽ 'manga' còn Mỹ thì vẽ 'comics'.

Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất trong nền manga hiện đại, Tezuka Osamu, 'vị thần manga' với bộ Mighty Atom, bộ manga nổi tiếng nhất của ông, bộ truyện đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới; vào những năm 60 đã được chiếu rộng rãi trên truyền hình ở Mỹ dưới tên Astro Boy. Trong cuốn tiểu sử tự thuật của ông, Tezuka đã giải thích tại sao manga của ông lại khác những bậc tiền bối:
Hầu hết những bộ manga trước đây thường chia thành hai phe đối lập như tình tiết trong các vở kịch. Nhân vật chính ở sân khấu bên trái còn sân khấu bên phải thì phụ thuộc nhiều vào tác giả. Khi tôi nhận ra rằng việc miêu tả tâm lý nhân vật rất quan trọng, tôi đã cố gắng để dạy học trò của mình về những kỹ nghệ điện ảnh trong phim Đức và Pháp. Lúc đó tôi thấy cần phải tiến lại gần hơn, nhìn từ nhiều góc độ một nhân vật. Chính vì thế, tôi cố gắng dùng thật nhiều khung hình và nhiều trang để 'ghi lại' (capture) những chuyển động và những trạng thái tình cảm mà trước đó, người ta thường chỉ dùng một khung hình mà thôi. Khi tôi kết thúc một công việc thì số trang tối thiểu của một bộ lên đến trên 1000 trang dài. Tiềm lực của manga ko phải chỉ là gây cười, tạo nước mắt, làm sợ hãi hay tức giận; tôi xây dựng những câu truyện có kết thúc ko nhất thiết là tốt đẹp.
Sau một thời gian đi vẽ tranh hoạt hoạ vui cho các tờ báo, Tezuka bắt đầu xuất bản truyện tranh vào năm 1947 với bộ New Treasure Island(Hòn đảo giấu vàng !!!), một truyện đã được xuất bản dưới dạng akahon (tiếng Nhật: aka-đỏ; hon-sách; akahon: sách đỏ), một loại truyện tranh giá rẻ với mực đỏ 'loè loẹt' ở bìa. Akahon là một ngành công nghiệp mới phát triển ở Nhật thời đó, có tác dụng cung cấp sách giải trí cho trẻ em với giá rẻ trong thời gian Nhật Bản vừa thoát khỏi chiến tranh. New Treasure Island đã lật lịch sử manga sang trang mới. Bộ truyện đã bán được trên 400,000 bản. Tezuka chuyển đến ở một căn hộ ở Tokyo, nơi trung tâm của các nhà xuất bản và nhanh chóng đào tạo ra rất nhiều mangaka(hoạ sĩ vẽ manga) nổi tiếng, những người đã giúp ông rất nhiều. Sự cách tân của Tezuka và các học trò của mình trong manga đã làm biến đổi thị trường manga: trẻ em, lớn lên trong những bộ manga của Tezuka và học trò, không giống như những bậc trưởng bối, vẫn tiếp tục đọc manga khi họ lên trung học cơ sở, phổ thông và đại học.

Chisumi_aiki
Chisumi_aiki
Admin Chocoland
   Admin Chocoland
Nữ
Age : 35 Registration date : 24/04/2008 Tổng số bài gửi : 1091 Đến từ : Chocoland forum Job/hobbies : chocolate , manga Humor :


Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Icon_minitimeWed Jul 16, 2008 9:06 am
có chỗ ngắn quá gộp lại như phần 2 và 3 ấy lần sau nhớ chú ý nhé e y12,để sis sửa , + 5 điểm


Sponsored content



Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Icon_minitime
Lịch sử manga,coi thì coi,ko thì thôi Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chocoland :: 

-‘๑’- Truyện tranh online -‘๑’-

 :: 

Manga

-